Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Hoạt động công đoàn trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động ở doanh nghiệp

ĐỖ LÂM

Trường Đại học Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức tọa đàm “Đổi mới hoạt động công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.
Hoạt động công đoàn trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động ở doanh nghiệp
PGS,TS. Hoàng Thanh Xuân, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Công đoàn phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: ĐỖ LÂM

Buổi tọa đàm được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vào ngày 29/9 dưới sự chủ trì của PGS,TS. Hoàng Thanh Xuân, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Công đoàn và đồng chí Lê Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS,TS. Hoàng Thanh Xuân nêu rõ, sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 20/NQ- TW ngày 20/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam. Ngày 12/6/2021, Bộ chính trị (khóa XIII) ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Sự kiện này trực tiếp khẳng định sự quan tâm của Đảng đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tổ chức Công đoàn trong tình hình mới. Nghị quyết không những tiếp tục khẳng định những thành tựu đáng biểu dương của tổ chức Công đoàn Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, mà còn chỉ ra những hạn chế yếu kém mà tổ chức Công đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.

Theo PGS,TS. Hoàng Thanh Xuân, Hiến pháp (năm 2013) và Luật Công đoàn (năm 2012),… đều thừa nhận địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động công đoàn trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động ở doanh nghiệp
Cán bộ công đoàn tham gia tọa đàm. Ảnh: ĐỖ LÂM

Đây là những điều kiện thuận lợi để “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tự do thành lập, tự do thương lượng về các vấn đề liên quan đến lao động. Một số nội dung cơ bản của các công ước này như: Bảo vệ người lao động và công đoàn trước hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn; bảo vệ công đoàn không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động; những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể... đã được nội luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, nhất là tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì việc xuất hiện tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp tất yếu sẽ xảy ra.

Đồng chí Lê Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng cũng trao đổi và gợi mở nhiều nội dung để đại biểu thảo luận như: Hoạt động của công đoàn cơ sở cần đổi mới như thế nào? đổi mới bằng cách nào? để hoạt động công đoàn không những thực hiện được chức năng theo Hiến định, mà còn thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kỳ vọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước xây dựng xã hội Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn cơ sở trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được đặt ra rất cấp bách trong tình hình mới.

Tại buổi tọa đàm đại diện cán bộ công đoàn cấp tỉnh, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, cán bộ công đoàn cơ sở; đại diện người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng trao đổi, thảo luận về xây dựng tổ chức, hoạt động của công đoàn trong doanh nghiệp hiện nay và trong tình hình mới.

Hoạt động công đoàn trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động ở doanh nghiệp
Đồng chí Lê Ngọc Phúc, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng trao đổi và gợi mở nhiều nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp. Ảnh: ĐỖ LÂM

Theo đó, trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật, vị thế của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp không còn là “độc tôn”, trong khi cán bộ công đoàn ở doanh nghiệp thường xuyên có sự biến động, đồng thời năng lực, kỹ năng còn hạn chế... là những vấn đề đặt ra cho tổ chức Công đoàn trong thời gian tới.

Từ đó, đại biểu dự tọa đàm cũng phân tích, đánh giá làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đặt ra trong công tác tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam cũng như trong tổ chức và hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cho công đoàn các cấp, khuyến nghị các cơ quan, đơn vị, các ngành tiếp tục quan tâm hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp nhằm làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Cụ thể, khẳng định vai trò của công đoàn ở doanh nghiệp là rất quan trọng, sát cánh, đồng hành với người sử dụng lao động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đặc biệt thể hiện qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 vừa qua.

Hoạt động công đoàn trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động ở doanh nghiệp
Hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp cần chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, từ đó tập hợp thu hút người lao động vào tổ chức Công đoàn. Ảnh: ĐOÀN LÂM

Một vấn đề khó khăn đặt ra cho tổ chức Công đoàn hiện nay và trong thời gian tới, đó là cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thường xuyên biến động. Cán bộ công đoàn cơ sở là người làm công ăn lương của người sử dụng lao động nên chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của công đoàn.

Vì vậy, cần chú trọng xây dựng cán bộ công đoàn là những người lao động trong bộ khung của doanh nghiệp, ít biến động. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cần nghiên cứu có chính sách thỏa đáng cho cán bộ công đoàn doanh nghiệp. Đồng thời cần có đột phá trong hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, từ đó tập hợp thu hút người lao động vào tổ chức Công đoàn…

Những ý kiến trao đổi, thảo luận tại buổi tọa đàm là nguồn thôn tin thiết thực để Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu thực hiện đề tài cấp Tổng Liên đoàn “Đổi mới hoạt động công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp trong bối cảnh ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.

Những quyền lợi khi người lao động vào tổ chức Công đoàn Những quyền lợi khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Người lao động (NLĐ) khi tham gia vào tổ chức Công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp ...

Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn để thực hiện tốt các nhiệm vụ mới Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn để thực hiện tốt các nhiệm vụ mới

Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn có đóng kinh phí công đoàn không? Doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn có đóng kinh phí công đoàn không?

Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định: “Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.