Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Tiền đổ xuống, cây phải mọc lên!

QUỐC THẮNG

Bất cứ ai cũng sẽ đặc biệt ấn tượng với cách lý giải của một vị lãnh đạo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai trong trận ngập ở Đà Nẵng từ tuần trước.

Rằng ngập là do nước tràn từ khu công nghiệp và sân bay sang, và rằng, ngập là do người dân không kê cao đồ hay dùng bạt vít xuống nền nhà và xô chít mỡ bò!

Gạt ra một bên cách nói về việc ứng phó ngập tạo cảm giác hóm hỉnh này, câu hỏi đặt ra là nguyên nhân trực tiếp do nước tràn gây ngập có còn là vấn đề cần quan tâm, thậm chí, có phải là nguyên nhân.

Tôi còn nhớ, năm 2018, Đà Nẵng bàn cách chống ngập sau trận mưa kỷ lục. Lúc đó, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Nho Trung cho rằng, việc cần làm ngay là phải rà soát quy hoạch hệ thống nước thải, phân kỳ đầu tư đồng bộ và có giải pháp chống ngập hiệu quả. 5 năm sau, giải pháp của những cuộc bàn thảo rốt cuộc vẫn là ngập là do… nước tràn từ nơi này hoặc nơi kia!

Cũng theo dạng phương án trên, trong mấy năm qua, Đà Nẵng, cũng như Hà Nội, rồi TP.HCM, chi rất nhiều chục tỷ cho các dự án chống ngập. Nâng đường, thấy nguy cơ ngập úng cục bộ, lại phải bổ sung thêm hệ thống cống thoát nước. Mỗi năm, Đà Nẵng chi cho nạo vét kênh mương thoát nước 83 tỷ đồng nhưng ngập vẫn hoàn ngập.

Tiền đổ xuống mà nước vẫn dâng lên.

Cũng trong mấy năm qua, chúng ta bàn nhiều đến việc chống ngập bền vững. Nhưng chúng ta lại đang đi ngược lại với chiến lược này. Việc bê-tông hóa đã làm tăng bề mặt không thấm; phát triển nhanh các công trình xây dựng trên vùng đất yếu và khai thác nguồn nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún mặt đất. Thay vì mở rộng không gian dành cho nước hay hồ điều tiết, mặt phủ thấm nước và dòng chảy tự nhiên thì chúng ta lại đang thu hẹp chúng lại. Đất, đá kèm nước làm ngập nhà dân của dự án Cụm công nghiệp Cẩm Lệ ở Đà Nẵng là một ví dụ rất tiêu biểu. Thế nên, bàn thảo nhiều đến chống ngập bền vững nhưng ngập vẫn... bền vững!

Tiền đổ xuống, cây phải mọc lên!
Nhiều con đường ở thành phố Đà Nẵng ngập đến yên xe gắn máy do hệ thống cống rãnh yếu kém. Ảnh: TẤN LỰC (Báo Tuổi Trẻ)

Mùa hè năm ngoái, trong một hội thảo về chống ngập đô thị tại Québec (Canada), bà Hénault-Éthier - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về nước, trái đất và môi trường (Centre Eau Terre Environnement - CETE) có một phát biểu rất đáng lưu ý.

Bà cho rằng, từ lâu, chúng ta muốn làm cho nước từ trên trời rơi xuống biến mất và sơ tán nó ra khỏi hệ thống. Con người đã sử dụng thiên tài của mình để phát triển cơ sở hạ tầng lớn màu xám để quản lý nước. Hàng ngàn đô-la đã được đầu tư để xử lý một mét khối nước mưa và chỉ để phục vụ một chức năng này. Hạ tầng xám (gray infrastructure) đang ngày càng lấn át hạ tầng xanh (green infrastructure).

Những thảm cỏ được mọc lên trong đô thị và những hàng cây xanh lâu nay được trồng cho cảnh quan, khí hậu cần được tiến xa hơn trong kết nối đầy đủ với thủy văn tự nhiên của các khu dân cư để đa dạng hóa rừng đô thị và giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Khi ở các đô thị như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng, dòng chảy bề mặt hiện đang quá mức thì đây là một phương án cần lưu ý.

Thực vật rõ ràng mang lại những giá trị sinh thái hiệu quả cho việc chống ngập. Một nghiên cứu năm 2019 cho biết, 413.300 cây công cộng của thành phố Montréal giúp phục hồi dòng chảy 6,7 triệu mét khối nước mỗi năm. Những chiến lược sinh thái thực vật của thành phố này ước tính trị giá 4,3 triệu đô-la mỗi năm.

Đáng lưu ý hơn, nhiều thử nghiệm của chiến lược quản lý nước bền vững và so sánh chi phí của cơ sở hạ tầng xanh hoặc xám còn cho biết tính hiệu quả về mặt kinh tế. Nghiên cứu nội dung này dựa trên khuôn viên thực vật trong Công viên công nghệ Québec (Canada) cho kết luận: chi phí để giữ nước trong các cơ sở hạ tầng tự nhiên chỉ tốn gần một nửa so với việc cố gắng giải phóng chúng bằng cơ sở hạ tầng xám. Chỉ 70 đến 90 đô-la/m3 cho phương án hạ tầng xanh (hay nói cụ thể hơn là hạ tầng nước mưa xanh - green stormwater infrastructure) nhưng đến 140 đô-la/m3 cho phương án hạ tầng xám.

Phát triển hạ tầng xanh cho việc chống ngập ở đô thị không phải là công việc đơn giản. Nhưng trước mắt và về cả lâu dài, chính quyền và người dân cần chung sức hành động. Theo tôi, đầu tiên là cần nghiên cứu loài cây có những đặc điểm riêng để chống hạn hán và chống ngập.

Tiếp đến là một nhóm nghiên cứu xem xét các tài liệu và trường hợp cụ thể. Sau đó, mới có thể đề xuất các mục tiêu và chiến lược do các chuyên gia phát triển. Có thế, việc triển khai cơ sở hạ tầng tự nhiên và công nghệ thực vật ở khu vực thành thị mới hiệu quả.

Phát triển hạ tầng xanh chống ngập không giống như đúc một cống bê tông thoát nước, có thể hình thành ngay trong vài ngày, mà đòi hỏi tính kiên nhẫn. Nhưng hình ảnh người dân khóc nấc vì thác bùn tràn vào nhà hay bơi trên những dòng nước đục ngầu trong tuần qua sẽ đủ sức nặng trở thành động lực để giới chức Đà Nẵng cũng như các đô thị khác thực hiện những việc làm cụ thể, giải bài toán từ gốc bằng những biện pháp căn cơ.

“Ngập là do người dân không biết chủ động ứng phó, kê cao đồ”. Năm sau và năm sau nữa, nếu vẫn ngập, và nếu vẫn nhớ đến câu nói này, khi gặp những người dân mất mát sau những trận ngập, tôi tin rằng, những người có trách nhiệm sẽ không nói được gì hơn ngoài lời xin lỗi.

Nhưng 5 năm hay 10 năm sau, liệu chúng ta còn có thể xin lỗi được không nếu không hành động từ bây giờ?

QUỐC THẮNG

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Tiền đổ xuống, cây phải mọc lên!

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.