Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Khi quyền lựa chọn sách giáo khoa trong tay giáo viên

QUỐC THẮNG

Không bàn đến câu chuyện một hay nhiều bộ sách giáo khoa nữa, vì rõ ràng, chủ trương một chương trình nhiều bộ sách đã được đánh giá là xu hướng tiến bộ của giáo dục thế giới, phát huy trí tuệ và tài lực, vật lực của xã hội cho giáo dục. Nhưng khi đó, câu chuyện đáng bàn lại là giải pháp nào cho việc lựa chọn sách giáo khoa.
Khi quyền lựa chọn sách giáo khoa trong tay giáo viên
Phụ huynh tìm mua sách giáo khoa cho con trước thềm năm học mới. Ảnh: Internet

Quy định chọn sách trước đây đã thực hiện theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo viên và phụ huynh cũng được lấy ý kiến. Nhưng ý kiến từ các trường được gửi về hội đồng chọn sách cấp tỉnh để đánh giá, lựa chọn. Với Dự thảo lần này, quyền và trách nhiệm của nhà trường, giáo viên, phụ huynh sẽ lớn hơn.

Dự thảo lần này cũng đi đúng với tinh thần của Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông: “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. (…) Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Kể từ khi chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào sử dụng, sau một năm thực hiện giao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường, giáo viên (năm 2020), ba năm qua chúng ta lại quy định hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh thành lập. Cách làm đó, khiến cho ý kiến của nhà trường, giáo viên, phụ huynh - những người trực tiếp sử dụng sách giáo khoa trở nên mờ nhạt.

Tình huống lý tưởng của năm 2020 không còn thực hiện đã đi ngược lại với tinh thần của chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách”, nhiều giáo viên khát khao đổi mới, hồ hởi đã cảm thấy lúng túng. Vì rõ ràng, ở thời đại internet, khi thông tin không còn giới hạn thì việc sử dụng một bộ sách giáo khoa để dạy và học chỉ mang tính tương đối. Nhưng chính tính tương đối đó lại hạn chế sức sáng tạo.

Trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường, giáo viên, phụ huynh là tạo cơ hội cho họ thể hiện trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai. Giáo viên bắt đầu một chặng đường tự chủ học thuật sau khi so sánh, nhận xét, đánh giá, lựa chọn điều mà chúng ta lâu nay vẫn ám ảnh như là “pháp lệnh”. Không thể chối cãi, chỉ giáo viên mới đánh giá được hiệu quả của sách giáo khoa từ thực tế dạy và học.

Tinh thần đó đồng hành với chức năng của sách giáo khoa mà những nền giáo dục tiên tiến xác định: là tài liệu tham khảo, không phải tài liệu bắt buộc. Trong bước tiến đó, tính sáng tạo của giáo viên sẽ được phát huy ở những học liệu tự soạn, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với khả năng, đặc điểm của từng học sinh, từng nhóm và từng lớp học, …

Cũng từ thói quen này, trên đà đổi mới giáo dục, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng, trong tương lai, việc lựa chọn sách giáo khoa có thể diễn ra ở cấp độ cá nhân, từng giáo viên, từng học sinh. Lúc đó, học sinh mang sách giáo khoa nào đến lớp cũng được chấp nhận vì giáo viên không dạy theo một cuốn sách giáo khoa nào cố định, không phụ thuộc vào sách giáo khoa để xây dựng bài giảng. Sự đổi mới lý tưởng đó hoàn toàn cho phép chúng ta nói đến giáo dục khai phóng như một chìa khóa thành công trong cuộc cách mạng 4.0.

Viết đến đây, tôi nhớ lại ý kiến của đại biểu Trần Văn Lâm tại cuộc họp giữa đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa với Chính phủ mới đây. Ông đặt vấn đề liên quan việc vận hành nhiều bộ sách giáo khoa hiện nay: "Chúng ta nói chương trình mới là pháp lệnh, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo. Vậy đã thực hiện triệt để theo tinh thần đổi mới khi có nhiều bộ sách giáo khoa hay chưa, học sinh có thể đến lớp và học cuốn sách giáo khoa bất kỳ trong các cuốn sách giáo khoa mà Bộ Giáo và Đào tạo phê duyệt hay vẫn phải phụ thuộc vào sách giáo khoa mà nhà trường lựa chọn và việc dạy học vẫn bám vào sách giáo khoa ấy?".

Khi giao quyền cho thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cho UBND cấp tỉnh, cả nước chỉ có 63 sự lựa chọn. Nhưng khi giao quyền cho trường, cả nước có đến hàng chục ngàn sự lựa chọn. Càng nhiều chủ thể lựa chọn, sự bảo đảm tính dân chủ về mặt học thuật càng cao. Và cũng vậy, khi nhà trường, thầy cô, phụ huynh, những người “cùng học” trực tiếp với học sinh có sự tự do thì mới có thể dạy các em trở thành những con người tự do.

Đó là chưa nói về mặt quản lý, khi giao việc lựa chọn sách giáo khoa cho UBND cấp tỉnh, thì chúng ta đang “chuyển độc quyền từ Trung ương (theo chương trình cũ) xuống độc quyền ở địa phương”, như lời một đại biểu trong cuộc họp nêu trên nhấn mạnh.

Giao quyền cho nhà trường, giáo viên lựa chọn sách giáo khoa là xu thế tiến bộ, nhưng không thể khẳng định rằng sẽ triệt để loại bỏ lợi ích nhóm nếu nhà trường, giáo viên bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài dẫn đến không công tâm, không đặt lợi ích của học sinh lên hàng đầu. Nếu thế, không có những đại án “Việt Á giáo dục” như cách gọi của đồng nghiệp tôi trên Chuyên mục game doi thuong này thì cũng sẽ có những “bông hồng chỉ thấy gai” như những xôn xao về lạm thu, sổ liên lạc điện tử, liên kết giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường mấy năm qua.

QUỐC THẮNG

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Khi quyền lựa chọn sách giáo khoa trong tay giáo viên

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.