Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Bảo hiểm xã hội - đừng để người lao động thiếu niềm tin

QUỐC THẮNG

Khi bắt đầu ký hợp đồng lao động, bạn nộp quỹ bảo hiểm xã hội, như năm này là 32% thu nhập mỗi tháng (phía bạn là 10.5%, phía người sử dụng lao động là 21.5%).

Quỹ có kết dư thường là trên 1 triệu tỷ đồng mỗi năm. Nhưng thỉnh thoảng bạn lại có thông tin dự đoán là quỹ mất cân đối thu chi, thu không đủ chi, nguy cơ thâm hụt; cho vay 1.000 tỷ đồng, có nguy cơ mất 800 tỷ đồng; nợ đọng dồn ứ vì trốn đóng, …

Công bố báo cáo tài chính của quỹ chỉ sơ bộ. Bản thân bạn không được quỹ bảo đảm nếu rủi ro xảy ra như ông chủ của bạn trốn đóng, trượt giá đồng tiền do lạm phát. Bạn cũng không được dự đoán rõ ràng về các phương án và số tiền mà bạn nhận được khi bước sang tuổi nghỉ hưu. Lại nữa, khi đến tầm trên 40 tuổi, bạn đã đủ thời gian đóng để hưởng lương hưu nhưng phải chờ khoảng 15 năm nữa mới được hưởng.

Với vài nét tôi phác thảo trên, bạn có băn khoăn không? Tôi thì có. Và nếu với tình hình đó, khi có cơ hội và khi bạn thật sự cần tiền, bạn có nghĩ đến chuyện rút quỹ hay không? Câu trả lời là có đối với 4,9 triệu lượt người trong giai đoạn 2016 - 2022.

3 câu hỏi đặt ra cho quỹ bảo hiểm
Hiện nay tỷ lệ lao động được giới thiệu việc làm/hỗ trợ học nghề còn rất ít so với số lượng người thất nghiệp. Ảnh minh hoạ: Internet

Câu hỏi của tôi dành cho bạn và câu trả lời của 4,9 triệu lượt người khiến cho tôi phải đặt 3 câu hỏi đối với quỹ bảo hiểm xã hội.

Câu hỏi thứ nhất là, quỹ có đảm bảo rằng tất cả những người đang tham gia quỹ nhận thức được bản chất của quỹ là chính sách an sinh?

Khi nói đến chính sách an sinh nghĩa là quỹ bảo hiểm xã hội không giống như bạn bỏ tiết kiệm vào ngân hàng. Bạn đóng tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội thì được trả lại bằng việc điều chỉnh tăng theo chỉ giá tiêu dùng (CPI) qua từng năm và trở thành căn cứ để tính lương hưu, làm sao để đảm bảo sức mua đồng tiền.

Khi nói đến chính sách an sinh cũng có nghĩa là một hệ thống chia sẻ trách nhiệm chung để tạo nên các giá trị xã hội. Về nguyên tắc, bạn có tham gia thì bạn mới được hưởng nhưng thực chất, bạn cũng như những người ở trong hệ thống không còn được phân chia mang tính cá nhân riêng rẽ mà các khoản đó gộp làm một để đảm bảo rằng bất kỳ ai đối mặt với rủi ro, ít hay nhiều, thường xuyên hay không đều sẽ được bảo vệ.

Điều thu lại của bảo hiểm xã hội không phải là một khoản tiền, mà là sự an toàn khi bạn ốm đau, mất việc, không có khả năng lao động, ở tuổi già. Nhưng có phải là chính sách an sinh nên quỹ đang có tâm thế ỉ vào triết lý này, người dân tự hiểu lấy, muốn được bảo vệ, chia sẻ thì tham gia, không thì thôi.

Một chính sách an sinh thành công sẽ luôn có “củ cà rốt” và “cây gậy” đi cùng, thậm chí, “củ cà rốt” phải đi trước và “cây gậy” đến sau. Câu hỏi thứ hai là, khi đưa ra các phương án nhằm hạn chế người rút bảo hiểm xã hội một lần, quỹ có nghĩ đến hiệu ứng không mong muốn là sẽ có nhiều người rút “chạy luật” như thực tế đang xảy ra?

“Không nước nào cho phép rút hết bảo hiểm như Việt Nam”. Câu nói của ông André Gama, Giám đốc Chương trình An sinh xã hội của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn báo chí vừa qua, được nhiều người sử dụng lại khi bàn về vấn đề này trong bối cảnh Việt Nam đang sửa Luật Bảo hiểm xã hội.

Đưa được người lao động vào hệ thống nhưng để giữ chân họ, quỹ phải có những lợi ích, chế độ trợ cấp để giữ chân họ. Cho rút bảo hiểm xã hội một lần là đi chệch thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng quỹ đang quên mất rằng, để đi đúng thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế thì lại phải quan tâm đến “củ cà rốt”, chứ không phải là “cây gậy”. Trong trường hợp này, chăm chăm vào “cây gậy” là chỉ quan tâm đến phần ngọn.

Người rút bảo hiểm xã hội một lần không để đi nghỉ mát, du lịch mà để chi trả cho những khoản tài chính thiết yếu. Số liệu của ILO cho thấy, người nhận trợ cấp một lần phần lớn là phụ nữ, người trẻ có nhu cầu tài chính, chăm sóc gia đình, mất việc nhưng khoản trợ cấp thất nghiệp chưa đáp ứng đủ.

“Củ cà rốt” mà tôi muốn nói đến ở đây là một loạt chính sách cơ bản như: bổ sung chế độ trợ cấp gia đình, phụ cấp con cái người lao động góp phần trợ lực cho người lao động nuôi con; tăng cường các yếu tố hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp như: kết nối tìm việc làm, hỗ trợ đào tạo; chính sách tiếp cận tín dụng cho người lao động khi gặp khó khăn hoặc cho người trẻ muốn khởi nghiệp.

Tỷ lệ lao động được giới thiệu việc làm/hỗ trợ học nghề còn rất ít so với số lượng người thất nghiệp (năm 2020: thất nghiệp: 1.123.546 người, được giới thiệu việc làm: 229.621 người, được hỗ trợ học nghề: 25.507 người; các con số đó ở năm 2021 là: 801.925/ 174.078/18368; ở năm 2022 là: 983.810/ 225.421/21.825) cho thấy bức tranh người hưởng các chính sách bảo hiểm thất nghiệp của quỹ không hấp dẫn.

Câu hỏi thứ ba là quỹ đã làm hết trách nhiệm để bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cần thiết chưa?

Hãy truy cập trang chủ của quỹ, bạn sẽ trả lời được ngay câu hỏi này. Một infographic chung chung thông tin quỹ được quản lý như thế nào, những quyết định công bố công khai số liệu phân bổ dự toán thu chi theo năm kèm phụ lục dự toán thu chi của các địa bàn,… của quỹ không nói lên được cách thức quản lý và đầu tư, lợi nhuận và thiệt hại.

Với danh nghĩa là khách hàng, bạn sẽ chỉ thấy những điểm mù của vận hành quỹ. Câu trả lời cho câu hỏi trên, theo tôi, là việc quỹ phải thay đổi cách thức báo cáo tài chính của mình một cách chuyên nghiệp, với quy mô như thực tế vốn có, với nhiều nhánh rõ ràng và với mục đích là làm sao để cho những khách hàng, nhà đầu tư khôn ngoan an tâm bỏ tiền vào quỹ.

10 năm ở trong hệ thống an sinh xã hội của Pháp, tham gia, thụ hưởng và quan sát, tôi rút ra điều này: sự thành công của chính sách an sinh của nước này là vận hành theo cơ chế tư nhân. Ở đó, chính sách phải xem người tham gia là khách hàng - những “thượng đế” đúng nghĩa; trong trường hợp của quỹ bảo hiểm xã hội là tính minh bạch và cơ chế vận hành hiệu quả. Điều mà một số nhà quản trị gọi là cách vận hành “chính sách công - cách làm tư”. Đó có thể là một gợi ý chính sách góp phần tạo ra hy vọng không để xảy ra tình trạng không ít lao động quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần vì thiếu tiền, thiếu thông tin và thiếu cả… niềm tin.

QUỐC THẮNG

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

3 câu hỏi đặt ra cho quỹ bảo hiểm

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.