Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Công đoàn góp phần phát huy lợi thế mỗi vùng trong phát triển đất nước

TS. VŨ TRUNG KIÊN - Học viện Chính trị khu vực II

Năm 2022, Bộ Chính trị ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây cũng là cơ hội, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn tham gia phát triển kinh tế, xã hội các vùng và đất nước.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng

Các vùng ở Việt Nam có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức mang tính đặc thù riêng, vì vậy, việc ban hành các nghị quyết để phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế trong quá trình phát triển của mỗi vùng là cần thiết.

Trong 6 vùng mà các Nghị quyết của Đảng đã đề cập, vùng đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có nhiều điểm khác biệt so với các vùng khác. Vì vậy, để phát huy được tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và cả nước, ngoài những chủ trương, chính sách chung cần có những chính sách đặc thù, cụ thể, sát hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện tự nhiên, dân cư, văn hoá xã hội các vùng.

Công đoàn góp phần phát huy lợi thế mỗi vùng trong phát triển đất nước
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ - Ảnh: Tổ quốc

Có thể thấy, vùng đồng bằng sông Cửu Long với đặc trưng sông nước chắc chắn sẽ là vùng phát triển mang bản sắc sông nước miền Tây Nam Bộ. Vùng Tây Nguyên được xác định phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ được định hướng là vùng phát triển nhanh và bền vững tương xứng với tiềm năng.

Trước đó, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 21-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010”.

Theo đánh giá của Nghị quyết số 21-NQ/TW về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" thì hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết số 21-NQ/TW trước đây đã được các bộ, ngành và Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân 13 tỉnh, thành trong vùng triển khai hiệu quả.

Các kết quả rõ nét nhất là kinh tế vùng tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, khẳng định là vị trí trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo, trái cây hàng đầu cả nước. Một số trung tâm công nghiệp, chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản được hình thành, từng bước khẳng định là trung tâm năng lượng của cả nước; kinh tế phát triển mạnh…

Trong khi đó, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đã được các tỉnh vùng Tây Nguyên thực hiện có hiệu quả.

Công đoàn góp phần phát huy lợi thế mỗi vùng trong phát triển đất nước

Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động là việc làm thiết thực của công đoàn trong thực hiện các nghị quyết về phát triển vùng. Trong ảnh: Một lớp học may ở Đắk Đoa (Gia Lai). Ảnh: tuyengiao.vn.

Theo đó, quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh, năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002. Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả…

Đối với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ bao gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, Nghị quyết số 26-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đánh giá: sau 18 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX và Kết luận số 25-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI, toàn vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, cả về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nhiều điểm nghẽn đối với phát triển đã được khơi thông; tiềm năng, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng, nhất là về kinh tế biển, từng bước được phát huy. Diện mạo toàn vùng đã có nhiều thay đổi tích cực.

Trong thành tựu chung đó, các cấp công đoàn, cán bộ công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, lao động tại các vùng có đóng góp hết sức quan trọng.

Công đoàn góp phần phát huy lợi thế mỗi vùng trong phát triển đất nước

Ông Lê Đình Ngọc - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Bảo Lộc cùng lãnh đạo và Công đoàn Chi nhánh Công ty Cổ phần SCAVI thăm hỏi, động viên công nhân lao động gắn bó với doanh nghiệp - Ảnh: QUANG HOẠT

Mục tiêu phát triển các vùng và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nghị quyết số 21-NQ/TW xác định đây là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch…

Nghị quyết xác định đến năm 2045, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; có trình độ phát triển khá so với cả nước.

Đối với Tây Nguyên, Nghị quyết số 23-NQ/TW xác định cần cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, dựa trên ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số. Chú trọng bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng, nâng cao đời sống, sinh kế của người dân gắn với rừng. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bauxite-alumin, nhôm…

Công đoàn góp phần phát huy lợi thế mỗi vùng trong phát triển đất nước

Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp thuộc tỉnh Nghệ An - Ảnh: Mai Liễu

Với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định rõ vị trí, vai trò chiến lược, đặc biệt quan trọng của vùng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhất là về kinh tế biển và quốc phòng, an ninh biển, đảo của Tổ quốc.

Để triển khai có hiệu quả các mục tiêu, quan điểm mà các Nghị quyết đề ra chắc chắn cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó không thể thiếu vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Khi các vùng phát triển trong dòng chảy chung, chắc chắn đội ngũ công nhân, người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh sẽ càng đông hơn, khi ấy càng cần đòi hỏi vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn các cấp không chỉ trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, bồi dưỡng mọi mặt cho đoàn viên, người lao động tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng, tham gia các công việc quản lý Nhà nước và xã hội…

Đề xuất giải pháp công đoàn thực hiện các Nghị quyết phát triển vùng

Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, trách nhiệm của các cấp công đoàn trong việc đưa các Nghị quyết phát triển vùng vào cuộc sống, góp phần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công đoàn Việt Nam, theo chúng tôi, tổ chức Công đoàn Việt Nam và các cấp công đoàn các vùng cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Một là, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” đã đưa ra quan điểm chỉ đạo "Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội". Việc Bộ Chính trị ban hành các Nghị quyết phát triển vùng là một chủ trương xuyêt suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân Việt Nam. Các cấp công đoàn cần đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các nghị quyết này trong cán bộ công đoàn và công nhân lao động.

Hai là, trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của từng vùng được xác định trong nghị quyết, các cấp công đoàn các địa phương trong vùng cần cụ thể hoá bằng việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể sát hợp tình hình thực tiễn, đặc điểm địa phương, đơn vị, thực hiện với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm chính trị nhằm triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các Nghị quyết của Bộ Chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển vùng.

Công đoàn góp phần phát huy lợi thế mỗi vùng trong phát triển đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao thưởng cho tác giả, nhóm tác giả xuất sắc trong Chương trình "01 triệu sáng kiến”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ba là, bản thân mỗi cán bộ công đoàn, đoàn viên cần thấm nhuần và thực hiện tốt, biến những tư tưởng chỉ đạo, chính sách, chủ trương, mục tiêu thành hiện thực sinh động, tham gia lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, đó là góp phần cho sự thành công của Nghị quyết. Để tổ chức thực hiện có hiệu quả, mỗi cán bộ công đoàn, đoàn viên cần nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết, nắm vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm.

Bốn là, các cấp công đoàn cần xác định đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, trong đó có các cấp công đoàn chứ không phải chỉ là nhiệm vụ chung của các vùng, các địa phương trong vùng. Vì vậy, cần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp công đoàn địa phương về vị trí và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng. Phải xác định rõ liên kết vùng phải trở thành tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng để từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Năm là, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra 3 đột phá chiến lược, đó là: hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Trong quá trình phát triển các vùng nói riêng và đất nước nói chung, trong thời gian tới rất cần đội ngũ những người lao động có tay nghề cao, tuân thủ kỷ luật. Các cấp công đoàn cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn theo hướng đi sâu vào những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, khoa học, sáng tạo, phù hợp với đối tượng đoàn viên, người lao động.

Sáu là, tiếp tục xây dựng, phát triển tổ chức Đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước. Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước. Khuyến khích, vận động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia vào quá trình quản lý xã hội, quản lý đất nước, góp ý xây dựng Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để góp phần hoàn thành các mục tiêu trên, cần hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ mà các nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng đã chỉ ra. Trong quá trình triển khai thực hiện ấy không thể thiếu vai trò quan trọng của hệ thống Công đoàn Việt Nam nói chung và của mỗi đoàn viên công đoàn, mỗi người lao động nói riêng.

Chủ đề 10 diễn đàn trước Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Chủ đề 10 diễn đàn trước Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sẽ tổ chức 10 diễn đàn chuyên đề, bàn về 10 nội dung lớn của Công ...

Làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền với doanh nghiệp và người lao động Làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền với doanh nghiệp và người lao động

Nhiệm kỳ 2018 – 2023, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Bình tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền - ...

Đảng lãnh đạo luôn gắn liền với công tác kiểm tra Đảng lãnh đạo luôn gắn liền với công tác kiểm tra

Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác, đặc biệt là Lênin đã đặc biệt chú trọng đến công ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.