Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Khi dạy thêm trở thành trách nhiệm

QUỐC THẮNG

Còn nhớ chuyện cách đây 10 năm, một số địa phương tổ chức “bắt quả tang” và lập biên bản giáo viên dạy thêm sai quy định, buộc nộp phạt ngay trước mặt học sinh.

Sau thời điểm đó, một thầy hiệu trưởng ở Thành phố Hồ Chí Minh khóc trong cuộc họp vì chuyện dạy thêm khiến dư luận xôn xao. Mấy chục năm trôi qua, giáo viên mong chờ một sự thay đổi, để thoát khỏi cảm giác “mình là người phạm tội dạy thêm”.

Những người bảo vệ cho quyền được dạy thêm của giáo viên thường bắt đầu bằng lập luận: Bác sĩ có thể mở phòng khám tư thì giáo viên có quyền dạy thêm. Tôi cho rằng, lý lẽ này sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì và rất có thể bị xem là một lời ngụy biện. Đó là chưa nói đến sự khác biệt của hai tình huống mà đối tượng là bệnh nhân và học sinh có nhu cầu/ bị ép phải học thêm.

Những người ủng hộ quyền được dạy thêm của giáo viên cũng thường dùng cái sai này (dạy thêm) để bảo vệ cho một vấn đề khác (lương không đủ sống). Những người không ủng hộ dạy thêm lại chỉ lấy những khía cạnh tiêu cực của việc này (làm méo mó hình ảnh thầy cô, đánh cắp tuổi thơ của học trò, gây áp lực kinh tế lên phụ huynh, xã hội,…) để phản đối bằng một hành động sai khác (hạn chế quyền tự do làm kinh tế).

Tôi cho rằng, cấm dạy thêm cũng sai, thả nổi dạy thêm cũng không ổn và đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học như trả lời trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đạo tạo Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu mới đây cũng không nên xem là phương án tuyệt đối hay bài toán tận gốc.

Ta có thể hình dung, khi kiểm soát dạy thêm bằng quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, những đơn vị kinh doanh được cấp phép phải bảo đảm giáo viên của trường nào thì sẽ không được phép dạy học sinh của trường đó, giáo viên được phát huy năng lực chuyên môn để tạo ra thu nhập một cách chính đáng.

Nhưng, một khi giáo viên được giảng dạy ngoài giờ hành chính một cách hợp pháp, ở trong môi trường cạnh tranh cao thì lấy gì để bảo đảm việc giáo viên không chểnh mảng việc dạy học ở trường? Đó là chưa nói đến, khi xem giáo dục là ngành kinh doanh, chất xám được đo bằng tiền, nghĩa là bài toán lợi nhuận đặt lên trên hết thì chất lượng chính khóa chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Lúc đó, các trung tâm dạy học thêm trở thành một thứ nửa vời, lấy nhân lực trường công để phát triển nhưng cũng không phải là loại hình trường tư.

Khi chưa thay đổi ngay được tập tính giáo dục là hình thành năng lực và kỹ năng chứ không phải là truyền đạt kiến thức như bấy lâu nay thì áp lực lên vấn đề dạy học thêm sẽ còn. Nhưng trước mắt, cần xác định rõ khái niệm học thêm. Cần xem học thêm, hoặc là để bù đắp những kiến thức còn bị thiếu của một số học sinh chưa đáp ứng được, hoặc là để nâng cao trình độ, phát huy sở trường. Cả hai nhu cầu này khi được đáp ứng, đều là chính đáng.

Nhà trường là đơn vị quản lý trực tiếp giáo viên và học sinh sẽ nắm rõ nhu cầu thực tế của học sinh và hoàn toàn có thể đề xuất kinh phí, giải quyết vấn đề một cách đúng nhất. Việc đưa vào quy chế và tổ chức các giờ tiếp đón để phụ đạo cho học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi hằng tuần như một số nền giáo dục ở châu Âu thực hiện là phương án khả thi. Cần xác định, việc dạy học thêm là một công việc của nhà trường và đó là trách nhiệm của thầy cô để nâng cao năng lực học tập của học sinh.

Song song với giải pháp trên, việc tăng lương cho giáo viên yên tâm công tác để tiến tới cấm giáo viên trường công dạy thêm, thậm chí bán bài giảng cho các trung tâm bên ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản từng làm là cách để nâng cao chất lượng giáo viên và giữ vững đạo đức nghề nghiệp.

Đó cũng là cách để tạo ra sự công bằng cho tất cả các giáo viên. Vì ta biết rằng, những giáo viên mầm non, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên một số bộ môn trên cả nước đều không có cơ hội dạy thêm.

Nghĩa là, câu hỏi “Không dạy thêm thì giáo viên ăn gì?” không phải dành cho tất cả 1,4 triệu giáo viên.

QUỐC THẮNG

Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Khi dạy thêm trở thành trách nhiệm

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.