Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

“Đánh thức” di sản, rồi sao nữa?

MỸ ANH

Trong tháng tôn vinh “Thành phố sáng tạo”, tại Hà Nội đã diễn ra hàng loạt sự kiện văn hóa, di sản. Cả mấy chục điểm đến với cách tiếp cận mới mẻ từ những di sản đã được người dân Thành phố cùng khách du lịch trong nước và quốc tế đón nhận nhiệt thành. Đây là tín hiệu vô cùng tích cực trong cách tiếp cận, làm du lịch, làm văn hóa của Hà Nội.

Trong lễ hội “Thành phố sáng tạo”, Hà Nội đã lấy Nhà máy Xe lửa Gia Lâm làm trung tâm. Một đoàn tàu di sản miễn phí sẽ chạy từ Ga Hà Nội tới điểm đến. Trên đoàn tàu đó là những màn trình diễn âm nhạc, nghệ thuật đương đại cùng những câu chuyện về đường sắt Thủ đô.

Tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là hàng chục triển lãm, trưng bày sản phẩm thân thiện môi trường, đêm nhạc hội… và cả những câu chuyện đơn sơ mà sâu lắng về nơi từng là biểu tượng của Thành phố cũng như miền Bắc xã hội chủ nghĩa những năm tháng chống Mỹ.

Người trẻ ngỡ ngàng trước những khối sắt thép khổng lồ hoen gỉ của nhà máy. Nơi đây từng phải chịu cả trăm quả bom Mỹ, hàng chục công nhân nhà máy đã hy sinh để đảm bảo những toa tàu vẫn được sửa chữa, hàng hóa vẫn vào Nam phục vụ cho cuộc trường chinh.

Tại nơi đây, những tên tàu gửi gắm thông điệp của quân và dân Việt Nam như Tự Lực, Thống Nhất… đã ra đời. Những thông điệp này lan tỏa ở khắp các nơi đoàn tàu đi qua với những ước vọng trong trẻo và mãnh liệt của biết bao thế hệ.

Ờ bên kia cầu, Tháp nước Hàng Đậu cũng mở cửa lần đầu cho du khách khám phá, sau hơn 100 năm được người Pháp xây dựng. Bên trong, các nghệ sĩ trang trí ánh sáng, tiểu cảnh và đặc biệt, không một con ốc nào được gắn vào di tích.

Người xem sẽ trầm trồ với những khối tường được lấy vật liệu từ Hoàng Thành Thăng Long, những ống nước hoen gỉ “kể” câu chuyện về những ngày thực dân Pháp chiếm đóng Thủ đô.

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, Tháp nước Hàng Đậu là hai trong hàng chục điểm đến ở khắp Thủ đô với biết bao hương thầm sắc ẩn nay được khoác lên mình lớp áo mới, mang màu sắc đương đại mà vẫn giữ những thông điệp tôn nghiêm của quá khứ.

Ngoài ra, Thành phố cũng mở nhiều tour du lịch vào ban đêm với những màn trình diễn ấn tượng: Văn Miếu Quốc Tử Giám với chương trình chiếu sáng đặc biệt có tên “Tinh hoa Đạo Học”; Ô Quan Chưởng với màn trình chiếu “Đêm Di sản”; Hoàng Thành Thăng Long với tour đêm “Giải mã Hoàng Thành”; Bảo tàng Văn học Việt Nam với tour đêm “Chữ Tâm, Chữ Tài”...

Hàng loạt di sản được xếp hạng hay không được xếp hạng, vật thể hay phi vật thể vốn “ngủ quên” về đêm bỗng chốc được đánh thức với ánh sáng và công nghệ mới cùng những câu chuyện sâu lắng được cất lên.

Sự khác biệt lớn nhất trong sự “sống dậy” của di tích lần này là sự hài lòng của người dân. Nó rất khác với một vài chương trình nhỏ lẻ chỉ đông vào ngày khai trương và ế dài những ngày sau đó. Tour đêm Di tích Nhà tù Hỏa Lò hiện tại phải đặt trước 1-2 tháng mới có vé; chương trình ở Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã gia hạn thêm ngày mở cửa trước sự đón nhận hồ hởi của nam phụ lão ấu; Tháp nước Hàng Đậu cũng được người trẻ xếp hàng cả 2 tiếng đồng hồ để vào tham quan 10 phút…

Tuy nhiên, các chương trình vẫn có nhiều điểm hạn chế. Cụ thể, các tour vẫn đang thiếu tính liên kết để người tham quan có thể trải nghiệm xuyên suốt với những dòng chảy riêng, đề tài riêng. Hay ngay chính trong các di tích lớn như Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, các chương trình cũng khá tách biệt; thuyết minh tổng thể, diễn đạt ý tưởng chung cũng vẫn còn yếu. Ngay cả những tour vốn đã tạo được nhịp cảm xúc cũng thiếu những khoảnh khắc quyết định tạo dấu ấn trong lòng khách.

Những hạn chế này không phải những điểm yếu cố hữu không thể khắc phục. Hơn thế, đặt vào bối cảnh Thành phố đang quyết tâm làm mới trải nghiệm di tích thì những thiếu sót ban đầu có thể thông cảm được. Cái mới bao giờ cũng đi kèm với những thiếu sót ban đầu. Điều quan trọng và đáng ghi nhận là Thành phố đã có tư duy khác trong tiếp cận di sản, coi di sản thực sự là vốn quý về du lịch cũng như giáo dục, giải trí cộng đồng.

Điều người dân hy vọng là sự bền bỉ hoàn thiện và biến những cú huých ban đầu này thành một thứ “đặc sản” lâu dài cho Thủ đô thay vì chỉ mở trong một vài thời điểm “kỷ niệm” rồi lại để di sản… ngủ tiếp!

MỸ ANH

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

“Buy me a coffee”

“Đánh thức” di sản, rồi sao nữa?

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.