Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Mì tôm thanh long và bài toán quảng bá nông sản

MỸ ANH

Hình ảnh cũ kỹ, giai điệu “vô tri”,... nhưng quảng cáo mì tôm thanh long của Caty đã nhanh chóng phủ sóng toàn “cõi mạng”. Đáng nói, đằng sau câu chuyện bỗng chốc nổi tiếng, câu chuyện thương hiệu này mang lại nhiều bài học về quảng bá nông sản Việt tới những người trẻ.

Đoạn quảng cáo chừng một phút với hình ảnh những bao bì gói mì tôm “bay bay” trên nền, tâm điểm là hai chú “thanh long” gấu bông hát bài hát về “mì tôm thanh long”.

Lời bài hát cũng đơn giản như sau: Lần đầu tiên/ Trái thanh long có trong mì tôm./ Lần đầu tiên,/ Mì thanh long mang theo lời nhắn./ Tình yêu/ Mì tôm thanh long/ Mì tôm Caty/ Mì tôm thanh long/ Mì tôm Caty/ Cho anh yêu thương/ Mì tôm Caty/ Cho anh bình yên/ Mì tôm thanh long…

TVC quảng cáo như từ những năm 1990 lạc lõng giữa những quảng cáo hiện đại, cài cắm các nghệ sĩ nổi tiếng với những thông điệp đao to, búa lớn. Nhưng chính sự “ngô nghê” và lời bài hát dung dị tới thô sơ đã khiến những người trẻ phát mê.

Theo số liệu của nền tảng YouNet Media, trong vòng chưa đầy 72 giờ, gần 1 triệu tương tác và 81,93 nghìn thảo luận xoay quanh món mì tôm thanh long trên mạng xã hội. Đoạn quảng cáo này nhanh chóng kéo theo hàng loạt những clip cover lại, những review sản phẩm, những đoạn hình chế về mì tôm thanh long…

Và hơn cả, sau cơn sốt đoạn nhạc tưởng chừng vui đùa là câu chuyện bất ngờ về sản phẩm này. Mì tôm thanh long ra đời trong bối cảnh đại dịch, thanh long Bình Thuận đã không thể xuất khẩu qua biên cùng việc tiêu thụ trong nước vô vàn khó khăn. Doanh nghiệp đã nghiên cứu và phát triển mì tôm thanh long để hỗ trợ bà con nông dân Bình Thuận.

Cuộc giải cứu đó, thời mới ra mắt cũng khá được lưu tâm trên truyền thông dòng chính. Song, khi clip quảng cáo “trái thanh long có trong mì tôm” gây sốt, nhiều người mới ngỡ ngàng rằng doanh nghiệp này vẫn tồn tại và còn đang nỗ lực sát cánh bên người nông dân.

Theo chia sẻ phía doanh nghiệp, hiện tại, mì tôm thanh long Bình Thuận đã xuất khẩu được sang Mỹ, Trung Quốc… Bên cạnh việc tiêu thụ nông sản bền vững cùng bà con, doanh nghiệp cũng hỗ trợ việc làm hàng trăm người lao động.

Tuy nhiên, hiện tại, mì tôm thanh long vẫn chưa có chỗ đứng trong thị trường nội địa. Trước khi bài ca gây số, tổng số đơn hàng trên gian hàng Shopee của hãng giá trị chưa tới… 1 triệu rưỡi/ một tháng. Và TVC quảng cáo ra đời trong bối cảnh vô cùng thiếu thốn kinh phí để cạnh tranh trên sân nhà với những doanh nghiệp F&B khổng lồ nước ngoài cùng phân khúc đang có mặt trên thị trường.

Chính từ TVC “con nhà nghèo” ấy, lại thổi bùng tên tuổi và giá trị của doanh nghiệp. Mì tôm thanh long liên tiếp ở tình trạng cháy hàng. Và khi câu chuyện nhân văn về thương hiệu được mổ xẻ, hàng loạt người nổi tiếng cũng đu “trend” và quảng cáo miễn phí cho thương hiệu này.

Và rõ ràng, rất nhiều bài báo của các chuyên gia truyền thông phân tích bài học của mì tôm thanh long. Nhưng thực tế, doanh nghiệp này vừa may vừa hay. Trào lưu mạng sớm nở tối tàn nhưng chính ý nghĩa nhân văn về việc giải cứu nông sản cùng những nỗ lực nhiều năm đã khiến mì tôm Caty được nhiều người vui vẻ ủng hộ tới vậy.

Câu chuyện tưởng chừng vô tri của bài hát “trái thanh long có trong mì tôm” đã gợi mở rất nhiều về cách quảng bá nông sản với người trẻ. Đó không đơn thuần là nhấn mạnh ý nghĩa hay kêu gọi “giải cứu” liên tục. Nó đôi khi đơn giản chỉ cần dễ thương và ngộ nghĩnh. Các câu chuyện đằng sau sẽ được khơi mở dần dần, bởi chính những người trẻ.

Cũng giống như câu chuyện livestream bán vải giúp đồng bào Bắc Giang, những KOL, KOC mạng thực sự họ không khó gần đến vậy. Họ sẵn sàng chìa hợp đồng với các doanh nghiệp nhờ họ quảng bá. Song, họ cũng vui vẻ quảng bá miễn phí cho những thức nông sản để hỗ trợ nông nghiệp mình, bà con mình.

Điều cần của các doanh nghiệp hay câu chuyện nông sản là làm sản phẩm thật tốt và phát đi những thông điệp nhẹ nhàng, đúng gu giới trẻ. Những lời lên gân lên guốc sâu xa đôi khi không cần đề cập.

Bởi người tiêu dùng đủ sâu lắng để hiểu những thứ dễ thương nếu không mang giá trị cũng chóng đến, chóng đi.

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

“Buy me a coffee”

Mì tôm thanh long và bài toán quảng bá nông sản

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.