Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Nhắn tin, gọi điện trong khi điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt?

Quỳnh Trâm

Chiếc điện thoại thông minh vốn là vật bất ly thân đối với nhiều người, đặc biệt đối với giới trẻ hiện giờ. Tuy nhiên, việc vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển xe máy, xe đạp điện trên đường lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn khó lường.
Nhắn tin, gọi điện trong khi điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt?
Vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển xe máy trên đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn - Ảnh minh hoạ

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cần phải xử phạt những người vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại.

Khoa học đã chứng minh, não bộ con người khó có thể tập trung cùng lúc vào nhiều công việc. Khi đang lái xe, việc sử dụng điện thoại khiến lái xe bị xao lãng bởi rất nhiều yếu tố, như sự chênh lệch mầu sắc, hình ảnh giữa màn hình điện thoại và mầu sắc, hình ảnh trên đường; âm thanh của chiếc điện thoại tác động lên não bộ lái xe; xao lãng do sự mệt mỏi vì phải cùng lúc sử dụng các giác quan để vừa bao quát được tuyến đường, vừa theo dõi được điện thoại…

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng nhận định, việc sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát, khiến người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung; khả năng điều khiển, kiểm soát tốc độ khi gặp tình huống bất ngờ bị giảm mạnh, trở nên lúng túng, không xử lý kịp thời rất dễ gây ra tai nạn.

Qua thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, một người nói chuyện điện thoại khi lái xe có nguy cơ bị tai nạn giao thông gấp bốn lần so với người không sử dụng điện thoại. Hằng năm, trên thế giới có hơn 1,25 triệu người chết do tai nạn giao thông và 94% trong số đó xảy ra do sai sót từ người điều khiển phương tiện.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, nếu sử dụng điện thoại, người tham gia giao thông hãy dừng hẳn xe để nhận cuộc gọi; tuyệt đối không nhắn tin hay lướt mạng, chat khi tham gia giao thông.

Nhắn tin, gọi điện trong khi điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt?
Việc sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông sẽ gây phân tâm, hạn chế khả năng quan sát - Ảnh minh hoạ

Việc cấm nhắn tin, gọi điện khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã được quy định tại Điều 30, 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau: Với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Cụ thể hơn, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019:

- Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a, Khoản 4, Điều 5).

- Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm h, Khoản 4, Điều 6).

- Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (điểm h, Khoản 1, Điều 8). Như vậy, tuyệt đối không nên sử dụng điện thoại, tai nghe khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông trên đường.

Như vậy, dù là đang điều khiển phương tiện giao thông nào, từ phương tiện thô sơ như xe đạp đến xe máy, xe đạp máy đến xe máy, ô tô đều không được sử dụng điện thoại. Và ngoài phạt tiền, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông (Theo điểm h Khoản 4 và điểm b, điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại điểm g Khoản 34 và điểm c Khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP))

Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe không được sử dụng điện thoại và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp sai phạm dẫn đến việc bị xử phạt.

Nhà Khang Điền bị xử phạt và truy thu thuế hơn 6 tỷ đồng Nhà Khang Điền bị xử phạt và truy thu thuế hơn 6 tỷ đồng

Nhà Khang Điền bị Cục thuế TP.HCM xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong đợt thanh tra giai đoạn 5 năm từ 2018 ...

Nổi tiếng nhờ chiêu trò và bản “danh sách đen” Nổi tiếng nhờ chiêu trò và bản “danh sách đen”

Việc một người mẫu ở TP.HCM nằm trên yên xe điều khiển xe mô tô đã bị lực lượng chức năng xử lý hành chính. ...

Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy bị công an giao thông xử lý như thế nào? Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy bị công an giao thông xử lý như thế nào?

Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đã và đang là một trong những nguyên nhân chính, đáng báo động ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.