Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Ai bảo vệ bác sĩ?

QUỐC THẮNG

Những vụ nhân viên y tế bị hành hung khi đang cấp cứu cho người bệnh như ở Bệnh viện Quận 7, TP HCM tuần qua không phải là hi hữu.

Chỉ riêng báo cáo từ các đơn vị trực thuộc Sở Y tế TP HCM, trong năm 2022, ghi nhận 84 vụ gây mất an ninh trật tự, trong đó có 15 vụ hành hung nhân viên y tế.

Ở các cơ sở y tế trên khắp Việt Nam, hằng ngày, nhân viên y tế vẫn đang có nguy cơ đối mặt với bạo lực và ở trong trạng thái đối diện với việc phải trốn chạy trước kẻ hung hãn.

Nhưng hai vụ này lại rất điển hình vì người hành hung được cho là không ở trong trạng thái xúc động mạnh hay lo lắng thái quá về người thân của mình dẫn đến mất tự chủ. Nghĩa là, việc hành hung nhân viên y tế không có bất cứ lý do gì để lấy cớ biện minh, rồi đi kèm “hối hận, xin lỗi, mong được tha thứ” là xong như từng thấy.

Điển hình còn vì lẽ, sau nhiều vụ, và đặc biệt là sau vụ bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị tấn công bằng dao hay bóp cổ cuối năm trước, đã khiến cho các ngành chức năng quan tâm, vào cuộc, nhiều nơi tổ chức hội thảo, tọa đàm tăng cường an ninh, diễn tập xử lý tình huống gây rối an ninh trật tự, hành hung nhân viên y tế… Nhưng hai vụ việc này chứng minh một điều: đến nay, chưa có gì để bảo đảm rằng nhân viên y tế được làm việc trong một môi trường an toàn.

Điển hình còn vì lẽ nữa là qua hai vụ nhân viên y tế bị hành hung tuần qua, Bệnh viện Quận 7 đề nghị Công an Quận 7 và Công an phường Tân Phú quan tâm hơn khi có thông tin cần hỗ trợ từ bệnh viện, để thực hiện tốt quy chế phối hợp mà hai bên đã ký kết. Nghĩa là, đã đến lúc, các quy chế phối hợp không chỉ ở trên mặt giấy mà cần được triển khai một cách thiết thực và hiệu quả.

Tôi cho rằng, để bảo vệ bác sĩ, cần tập trung rõ nét vào ba mũi nhọn: tăng cường tuyên truyền nhận thức cho người dân; cơ chế luật pháp và sự phối hợp của các cơ quan chức năng. Thiếu một trong ba thứ này, tình trạng trên sẽ không mấy cải thiện như chúng ta từng thấy.

Trong trường hợp này, bác sĩ hay ngành Y tế không thể tự nói về họ; và có đi chăng nữa thì cũng không đủ thuyết phục bằng một “bên thứ ba”. Vả lại, họ không phải là người yếu thế đi cầu cứu sự an toàn. Trách nhiệm giáo dục ý thức tôn trọng những người chăm lo sức khỏe cho người khác của hệ thống y tế phải thuộc về ngành Văn hóa - cơ quan chuyên môn về giáo dục nhận thức và vì sự tiến bộ của xã hội.

Ai cũng cho rằng, hành hung nhân viên y tế là nghiêm trọng. Nhưng hầu hết các vụ tấn công chỉ xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; ...

Dù ai cũng biết rằng, công việc của bác sĩ tại bệnh viện là cứu sống mạng sống của bất cứ người nào, hành hung bác sĩ nên được liệt vào hành vi “chống người thi hành công vụ” nhưng thực tế đang là như thế này: một bác sĩ bị hành hung với mức thương tích dưới 11% thì chưa bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội cố ý gây thương tích.

Hệ thống báo động “Code grey” - Phản ứng khẩn cấp giải quyết sự cố an ninh, trật tự trong bệnh viện như cách làm của Sở Y tế TP HCM là một mô hình đáng tham khảo. Nếu thực hiện được, bằng cách này, sự hỗ trợ của cơ quan công an địa phương mới được kịp thời. Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng cần nghiên cứu có quy định cụ thể các biện pháp để lực lượng bảo vệ bệnh viện được áp dụng trong các vụ bạo lực, gây rối.

Không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả các biện pháp bảo vệ nhân viên y tế rất có thể bị xem là thờ ơ trước tâm trạng “chán nản và kinh hoàng” của họ sau mỗi lần bị hành hung, hay phát biểu của một bác sĩ làm việc nhiều năm ở khoa cấp cứu “Bác sĩ bị đánh, ai cũng quan tâm nhưng không ai giải quyết”; hay như lời cầu cứu cơ quan chức năng của Giám đốc Bệnh viện Quận 7 mới đây.

Nếu vậy, tôi tin rằng, con số hơn 10.000 nhân viên y tế đã rời khỏi hệ thống bệnh viện công không chỉ do nguyên nhân lương, thưởng hay cơ chế làm việc. Nói ngắn gọn, bởi vì, bác sĩ phải tự cứu mình khi sự quan tâm, trợ giúp đến muộn.

QUỐC THẮNG

Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Ai bảo vệ bác sĩ?

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.