Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Áp lực từ phụ huynh

MỸ ANH

Sự việc “thầy dùng ăng-ten giảng bài đánh gẫy xương bả vai học sinh” đã rõ ràng. Thầy giáo có tác động vật lý vào học sinh nhưng em học sinh bị chấn thương phần mềm. Phụ huynh học sinh đã lên tiếng là “gẫy xương” để rồi hàng loạt tờ báo lớn nhỏ cùng các trang mạng cùng đưa tin.

Đầu tiên, phải khẳng định, thầy giáo đánh học sinh trên lớp là sai. Dù đằng sau câu chuyện ấy có là điều gì, kỷ luật không đòn roi, không tác động vào thể chất vẫn là nguyên tắc cần nhắc lại với giáo dục hiện đại. Trường THCS Hồng Bàng (quận 5, TP. HCM) - nơi xảy ra vụ việc, cũng đã nhấn mạnh điều này. Và lãnh đạo nhà trường cũng hứa sẽ xử lý nghiêm hành vi sai phạm của thầy giáo.

Chi tiết rất đáng chú ý, rằng sau khi con bị vụt ăng-ten vào vai, phụ huynh có mang con đi khám và chụp X-quang. Kết quả em bị thương phần mềm. Như một quy trình thủ tục, bác sĩ có ghi thêm “theo dõi xương bả vai” để các bộ phận chuyên môn xem xét kỹ hơn. Kết quả sau này, xương em không sao cả!

Nhưng, rất nhanh và rất nguy hiểm, phụ huynh trả lời các báo rằng em bị gãy xương bả vai. Hàng loạt tờ báo lớn nhỏ cùng các trang mạng xã hội vội vã lên tiếng chỉ trích rất nặng nề về hành động để lại hậu quả nghiêm trọng của thầy giáo. Dù rằng, nếu dùng tư duy logic cơ bản, để dùng một chiếc ăng-ten rỗng ruột nhỏ xíu, đánh gãy xương bả vai là điều hết sức phi lý. Tuy nhiên, ngọn lửa phẫn nộ lập tức bùng lên từ những bức xúc âm ỉ sẵn với ngành Giáo dục, mà cụ thể là của phụ huynh với thầy cô. Những suy xét lý tính bình thường bị gạt bỏ, thay vào đó là những cơn giận không thể kiềm chế.

Trong vụ việc cô giáo bị học sinh chốt cửa lăng nhục ở Sơn Dương (Tuyên Quang) vừa qua, chúng ta cũng thấy những phản ứng tương tự. Cô giáo nói rằng mình là nạn nhân bị hành hung. Còn phụ huynh lại cho rằng: không bênh con nhưng phải làm sao thì học trò mới hành xử vậy với cô.

Hãy chú ý từ “nhưng”. Độ gần đây, từ nhưng được dùng rất nhiều đằng sau mỗi vế mào đầu để biện minh cho con cái: “ở nhà cháu nó ngoan lắm nhưng ra đường bạn bè dụ dỗ nên vi phạm pháp luật”; “nói không phải con hát mẹ khen nhưng cháu nhà tôi luôn đứng đầu lớp”...

Từ UBND tỉnh tới Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang làm việc hết sức nhiệt tình, thận trọng để đưa ra kết luận khách quan cuối cùng. Song, cách hành xử vồ vập của phụ huynh cho thấy rõ sự bao bọc thái quá, bênh con thái quá và cả ảo tưởng quyền lực thái quá.

Đáng ra, không cần biết cô đã làm gì với con, những clip cho thấy đòi hỏi những phụ huynh mong giáo dục con bắt buộc những đứa trẻ ấy phải lên tiếng xin lỗi cô. Ngay cả những bậc cha mẹ - những người bảo trợ cho những đứa trẻ dưới 18 tuổi - cũng cần nói lên tiếng nói trách nhiệm của bản thân và con mình với những điều xảy ra trong clip ấy. Còn những từ “nhưng” chưa thể và chưa nên xuất hiện khi kết quả điều tra chưa xong, cũng như những gì chính các bậc phụ huynh mắt thấy, tai nghe trong clip.

Chắc chắn trường hợp thầy đánh trò sẽ bị xử lý. Chắc chắn, vụ việc cô bị học sinh nhục mạ cũng sẽ có kết quả cuối cùng. Song, để con em sống trong môi trường giáo dục tử tế hơn, từ phụ huynh, nhà trường và cả thầy cô cần rõ ràng “vai” của mình trong sự nghiệp dạy và học.

Chừng nào một “vai” bị chênh lệch và yếm thế, chừng đó, tôn sư trọng đạo là khẩu hiệu dần trở thành một thứ sáo ngữ, một thứ khẩu hiệu vô hồn nói về những giá trị tưởng chừng xa lắc!

MỸ ANH

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

“Buy me a coffee”

Áp lực từ phụ huynh

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.