Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Chuyện cổ tích từ đơn hàng bị “bom”

MỸ ANH

Hay tin đơn hàng shop mình gửi tới bị khách từ chối nhận, chị Lê Thị Quỳnh Nha (ở phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) gọi điện định nói chuyện phải quấy. Đầu dây bên kia, một bé gái vừa nói vừa khóc kể rằng em định mua bộ quần áo cho mẹ, nhưng nhặt rác không đủ tiền. Chị Nha cũng nghẹn ngào theo mà tặng em bộ quần áo.

Cụ thể, bé gái đặt hàng tên Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Mẹ em bị mắc chứng bệnh lạ, hễ không có tiền mua thuốc là máu chảy khắp người đau đớn. Em vừa đi học, vừa nhặt rác để lấy tiền phụ giúp gia đình. Thấy bộ quần áo của mẹ đã sờn, em đặt hàng online một bộ quần áo 90 ngàn đồng. Em tính mỗi ngày nhặt rác chừng 20 ngàn, thời gian giao hàng cỡ chừng 5-7 ngày là đủ.

Tuy nhiên, shop em đặt của chị Nha vô tình ở gần nhà, nên đơn hàng đã đến sớm. Khi không đủ tiền, em vừa sợ hãi vừa tủi thân bảo shipper rằng em không nhận hàng. Lúc chị Nha gọi điện, em chỉ biết khóc và xin lỗi.

Đã quen với các trường hợp khách “bom hàng” (đặt mà không nhận), chị Nha gọi điện định mắng em. Song, khi em kể chuyện và xin lỗi, chị cũng nghẹn ngào. Trực giác cho chị biết em Ca không nói dối. Lập tức, chị nhờ shipper không lấy tiền của em Ca, đồng thời nhờ chuyển ngay giúp em Ca 1 triệu đồng để hỗ trợ.

Chưa yên lòng, sau đó, chị Nha và chồng cũng tới nhà em Ca. 3 lần tới lui vợ chồng chị mới gặp được em ở nhà vì em vừa đi học vừa đi nhặt rác. Thấy hoàn cảnh quá đáng thương từ khách hàng “không trả tiền”, chị Nha tiếp tục hỗ trợ em và lan tỏa câu chuyện trên mạng xã hội.

Các cơ quan báo chí cũng vào cuộc khiến câu chuyện lan xa. Hiện tại, rất nhiều tấm lòng mạnh thường quân đã gửi tới gia đình em Nha tiền với nỗ lực điều trị dứt điểm căn bệnh lạ của mẹ em Ca. Đồng thời, tạo điều kiện cho em không phải nhặt rác, tập trung học tập.

Câu chuyện của bé Ca và chị Nha gây xúc động mạnh cho nhiều người. Trong thời buổi chủ nghĩa tiêu dùng lên ngôi, người bán chỉ chăm chăm tính lợi nhuận dựa trên số đơn hàng hoàn thành, người mua cũng mua vung vít cả trăm bộ quần áo một năm, bộ quần áo mà em Ca đặt cho mẹ cùng sự rộng lượng của chị Nha đã thôi thúc nhiều người hành động.

Bộ quần áo 90 ngàn đó là “gia sản” cóp nhặt tính bằng tuần làm việc của em Ca. Nó cũng xuất phát từ tấm lòng hiếu thuận của em: mong cho mẹ có bộ quần áo mới. Nhiều bậc phụ huynh và ngay cả chính chị Nha cũng liên hệ với con cái mình. Những đứa trẻ thừa mứa vật chất cũng như thời giờ để học, ăn, chơi. Họ thấy con mình trong đứa bé can trường trước những bão giông cuộc đời. Đứa bé ấy không chỉ nỗ lực nuôi mẹ, mua thuốc cho mẹ, em cũng muốn mẹ có quần áo mới, để bảo toàn phẩm giá của mẹ giữa những đợt chảy máu khắp người.

Em Ca, không đại diện cho tất cả những đứa trẻ hay người tiêu dùng. Chị Nha cũng không đại diện cho tất cả chủ shop quần áo. Nhưng sự quả cảm, chăm chỉ của bé Ca với cuộc đời khắc nghiệt cùng lòng trắc ẩn của chị Nha đã dệt nên một câu chuyện cổ tích về tình người, về lý lẽ của trái tim trong xã hội tiêu dùng vồ vập và vội vã.

Họ nhắc nhớ mỗi người trong chúng ta về lương tri và phẩm hạnh làm người. Họ cũng góp phần xóa nhòa lằn ranh may mắn và bạc hạnh của số phận để sẻ chia và lan tỏa những thông điệp nhỏ nhắn dung dị về tình người những ngày cuối năm.

MỸ ANH

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

“Buy me a coffee”

Chuyện cổ tích từ đơn hàng bị “bom”

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.