Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thái Nguyên:

Người dân tộc miền núi có việc làm ổn định nhờ các lớp dạy nghề

Châu Anh

Từ nguồn kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều người dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã có việc làm tại địa phương với thu nhập ổn định.
Tăng cường giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số

Tập trung đào tạo các ngành nghề có thế mạnh ở địa phương

Triển khai Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 02 lớp đào tạo trình độ trung cấp cho 60 học viên, 97 lớp đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho 3.131 người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó tập trung đào tạo các nghề may công nghiệp, chế biến, bảo quản chè…

Từ lớp học may công nghiệp do Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Giáo dục nghề nghiệp huyện Đại Từ tổ chức (tháng 9 năm 2022), 18 chị em người dân tộc thiểu số đã có việc làm tại địa phương với mức thu nhập ổn định.

Chị Phan Thị Thu - dân tộc Nùng, ở xã Phú Cường, huyện Đại Từ cho biết: “Qua lớp học, tôi được biết đến ngành May công nghiệp và cải thiện được tay nghề của mình. Sau đó tôi được nhận vào làm ở nhà máy may TDT huyện Đại Từ với mức thu nhập khá ổn định”.

Người dân tộc miền núi có việc làm ổn định nhờ các lớp dạy nghề

Song song với đào tạo nghề, tỉnh Thái Nguyên tổ chức nhiều ngày hội việc làm nhằm kết nối cung - cầu lao động. Ảnh: ĐVCC.

Sau 3 tháng tham gia lớp học nghề điện tử, điện lạnh do Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Định Hóa tổ chức, anh Ma Văn Hoàng ở xóm Đồng Màn, xã Bảo Cường (huyện Định Hóa) đã mở cửa hàng sửa chữa điện tử, điện lạnh ngay tại địa phương.

Từ một cửa hàng sửa chữa nhỏ, sau gần 3 năm kinh doanh, cơ sở của anh trở thành địa chỉ tin cậy của bà con trong và ngoài xã, đem lại thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng.

Theo anh Hoàng, lớp đào tạo nghề không chỉ mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm mà còn giúp anh được gặp gỡ các học viên khác có chung ý tưởng kinh doanh.

Đối với bà Hoàng Thị Thanh, ở xóm Đồng Mây, xã Tân Long (huyện Đồng Hỷ), lớp đào tạo nghề về chăm sóc điều trị bệnh cho gà nuôi do Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp huyện Đồng Hỷ tổ chức đã mang lại những kiến thức mới, các biện pháp khoa học kỹ thuật nuôi gà. Từ chỗ chỉ nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu tự cung tự cấp thì trong thời gian qua bà Thanh đã tự tin nuôi hàng trăm con, xuất bán nhiều lứa gà thịt, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình.

Có thể khẳng định, nhờ triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tư duy làm kinh tế của người lao động có nhiều thay đổi, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường; góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động nông thôn.

Thông qua các lớp học được tổ chức ngay tại địa phương, người dân được trang bị kiến thức về các ngành nghề, khoa học - công nghệ, thị trường... Lợi ích từ việc học nghề càng được khẳng định khi người học phát huy được kiến thức về lĩnh vực mình được đào tạo để tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự tìm kiếm được việc làm.

Người dân tộc miền núi có việc làm ổn định nhờ các lớp dạy nghề
Các em học sinh dân tộc thiểu số được quan tâm, định hướng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ảnh: ĐVCC.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm đặc biệt

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được cả hệ thống chính trị trong tỉnh quan tâm, chú trọng và ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực.

Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có gần 25.000 người được giải quyết việc làm mới. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tuyển sinh, đào tạo nghề cho gần 40.000 người/năm, trong đó có gần 3.000 người là lao động nông thôn. Trong thời gian qua, nhiều hộ gia đình thoát nghèo trở thành hộ khá, góp phần rất lớn trong kết quả giảm nghèo của các địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề đã chú trọng gắn với thế mạnh địa phương, với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động dạy nghề từng bước đổi mới, phương thức sản xuất chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hướng dịch vụ, có giá trị kinh tế cao.

Đào tạo nghề đang chuyển sang đào tạo theo yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu của người lao động, gắn đào tạo với tư vấn, định hướng nghề nghiệp… Do đó, người lao động được tiếp cận với chính sách đào tạo nghề có điều kiện chuyển đổi nghề phù hợp, thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống.

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên xác định đào tạo nhân lực các trình độ là 217.400 người; mỗi năm đào tạo nghề cho 4.000 lao động nông thôn. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm hoặc đạt năng suất lao động và thu nhập tăng lên sau đào tạo đạt trên 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 75%, trong đó có văn bằng chứng chỉ đạt 32%.

Trên cơ sở đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các phương án để giao các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực vùng dân tộc miền núi.

Hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để các địa phương ở Thái Nguyên mở những nút thắt lâu nay trong việc thực hiện mục tiêu ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.

Nguồn: TH Thái Nguyên.

Đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm và xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững Đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm và xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững

Với mục tiêu giảm 4.711 hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023, Thái Nguyên đề ra nhiều giải pháp thực hiện, ưu tiên đa dạng ...

Thái Nguyên: Huyện Định Hóa thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững Thái Nguyên: Huyện Định Hóa thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững

Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.