Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Người chèo lái công ty "vượt bão"

Nguyễn Văn Giang

Chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước, bỏ lại một khoản nợ với muôn vàn khó khăn. Thế nhưng, ông Võ Sơn - Phó Tổng Giám đốc, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Phát triển trang phục phụ nữ kiểu Pháp (Công ty FLD) và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở (CĐCS) đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trả nợ, tạo việc làm và đảm bảo quyền lợi cho công nhân.
Vượt 1200km, hai bố con lái xe cứu thương vào TP HCM xin tình nguyện chống Covid Nhiều công ty trong KCN Đà Nẵng dỡ phong tỏa, chuẩn bị hoạt động trở lại Gắn bó suốt 18 năm, nữ công nhân bị công ty nợ 56 tháng bảo hiểm xã hội
Người chèo lái công ty
Ông Võ Sơn (áo tím) thường xuyên thăm hỏi, động viên người lao động trong sản xuất.

Cùng nhau vượt khó

Năm 2001, Công ty FLD được thành lập tại Khu công nghiệp Bình Tân (TP. Nha Trang) với 100% vốn nước ngoài (Pháp). Công ty chuyên sản xuất trang phục phụ nữ kiểu Pháp cao cấp xuất khẩu. Những ngày đầu hoạt động, đơn hàng dồi dào, công ty làm ăn phát triển, quyền lợi của hơn 80 lao động được đảm bảo.

Đến năm 2005, công ty chuyển đến Khu Công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm) và mở rộng nhà xưởng, tạo việc làm cho hơn 500 lao động trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009, nguồn hàng làm ra không thể xuất được nên công ty phải nợ ngân hàng, chủ hàng.

Đồng thời, các ông chủ người Pháp đã gom tiền và bỏ trốn về nước, đẩy công ty đến bờ vực giải thể, người lao động thiếu việc làm, không có thu nhập. Các chế độ của công nhân không được giải quyết do công ty nợ hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm xã hội; cùng với đó là khoản nợ ngân hàng hơn 7 triệu USD, nợ đối tác hơn 2 triệu USD...

Người chèo lái công ty
Ông Sơn (áo tím) luôn sát sao với các hoạt động của nhà máy.

Trước tình cảnh đó, ông Võ Sơn - Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty (được thuê làm quản lý) và Ban Chấp hành CĐCS đã tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn.

Ông Sơn cho biết: “Để doanh nghiệp tồn tại, tôi và Ban Chấp hành CĐCS đã trực tiếp tiếp xúc với công nhân để trình bày rõ sự tình, qua đó toàn thể công nhân đã đồng lòng ủng hộ. Chúng tôi cũng làm việc với 60 chủ hàng để họ chia sẻ khó khăn. Mặt khác, công ty được lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành hỗ trợ để từng bước tháo gỡ khó khăn...”.

Ông Sơn đã trực tiếp vào TP. Hồ Chí Minh tìm đối tác để có nguồn hàng sản xuất và kêu gọi nhà đầu tư mới. Dưới sự đồng thuận của công nhân, sự điều hành của ông Sơn và Ban Chấp hành CĐCS, từ năm 2009 đến 2012, công ty đã duy trì được hoạt động, làm ăn có lãi và trả nợ cho ngân hàng hơn 13 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập cho công nhân.

Đến tháng 5/2013, Tập đoàn An Phước (TP. Hồ Chí Minh) mua lại công ty với giá hơn 50 tỷ đồng. Từ đó, công ty đã trả được nợ cho ngân hàng, bạn hàng và hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm xã hội, 1,5 tỷ đồng tiền lãi nợ bảo hiểm xã hội. Theo đề nghị của ông Sơn và Ban Chấp hành CĐCS, Tập đoàn An Phước đã giữ nguyên bộ máy và số công nhân gắn bó với công ty.

Bảo đảm quyền lợi, an toàn cho công nhân

Chị Ngô Thị Xuân Thảo - công nhân công ty cho biết: “Hơn 15 năm làm việc ở đây, chúng tôi thấu hiểu sự thăng trầm của công ty. Trong lúc khó khăn nhất, cá nhân ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS luôn tìm cách giữ vững hoạt động, tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Chính sự quan tâm ấy mà chúng tôi đã chia sẻ với công ty để cùng vượt khó và an tâm gắn bó với doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, các chế độ, chính sách luôn được công ty thực hiện đầy đủ, thu nhập bình quân của công nhân hơn 6 triệu đồng/người/tháng”.

Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức xe đưa đón công nhân ở xa, hỗ trợ xăng xe, ăn trưa cho công nhân với mức trên 15.000 đồng/ngày/người. Hằng năm, công ty còn trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, đầu tư cải tạo nhà xưởng, môi trường làm việc để đảm bảo sức khỏe cho công nhân; huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động cho công nhân...

Người chèo lái công ty
Trong lúc khó khăn nhất, ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS luôn tìm cách giữ vững hoạt động, tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Ông Võ Sơn cho biết: “Trải qua khó khăn, chúng tôi thấy rằng, công ty có thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, quyền lợi và quan tâm chăm lo công nhân thì họ mới sẵn sàng chia sẻ khi gặp khó khăn. Xuất phát từ một người làm thuê, trải qua những gian khó, vất vả của người công nhân nên tôi rất hiểu ở họ cần gì. Do vậy, khi được làm lãnh đạo công ty, tôi luôn đề cao vai trò quan trọng của người công nhân. Họ là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Chăm lo, quan tâm, tạo điều kiện cho công nhân yến tâm làm việc, nâng cao thu nhập chính là tạo tiền đề cho doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững”.

Chính với suy nghĩ và hành động ấy của ông Sơn đã giúp Công ty FLD ngày càng phát triển vững mạnh, được người lao động tin tưởng và gắn bó lâu dài.

Người chèo lái công ty
Ông Sơn được đánh giá cao vì dù khó khăn nhưng Công ty FLD vẫn giữ vững hoạt động, tạo việc làm cho công nhân; tìm mọi cách giải quyết hậu quả do các ông chủ người Pháp để lại.

Đặc biệt, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát khiến cho không ít doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều chủ doanh nghiệp thể hiện tài trí, sự nỗ lực để không “bỏ rơi” người lao động.

Dịch tác động, khiến hàng hóa Công ty FLD không xuất đi được do các đơn hàng báo tạm hoãn, trong khi đó, nguồn nguyên liệu không nhập về được. Trong lúc này, ông Võ Sơn thường xuyên có mặt tại xưởng sản xuất động viên công nhân. Đồng thời, liên tục mở các cuộc họp bàn với các cộng sự để tìm giải pháp duy trì việc làm và ổn định tinh thần cho gần 1.200 công nhân. “Chúng tôi đã quyết định tổ chức lại sản xuất, bố trí cho công nhân làm giãn ca. Các đơn hàng đang có bố trí cho người lao động chia nhau làm. Đồng thời, chúng tôi động viên công nhân tiết kiệm tối đa, nâng cao năng suất để tồn tại, bố trí lao động ở những bộ phận còn việc làm để anh em không một ai phải nghỉ việc. Đồng thời, tôi đã họp bàn tìm kiếm đối tác mới và chuyển qua sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn”.

Với sự nhạy bén của ông Sơn và lãnh đạo công ty đã giúp người lao động luôn có việc làm, thu nhập. Cùng với đó, để đảm bảo an toàn cho công nhân, phòng chống dịch bệnh, công ty đã đưa ra nhiều biện pháp và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế: Cấp phát khẩu trang, nước sát khuẩn, khử khuẩn nơi làm việc, xe đưa đón, đo thân nhiệt, lập phòng cách ly, thành lập bộ phận theo dõi sức khỏe công nhân…để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào công ty. Với những giải pháp, cách làm đó, đến nay Công ty FLD đảm bảo an toàn.

Người chèo lái công ty
Ông Sơn (thứ 2 từ trái sang) nhận được bằng khen của LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa.

Bà Huỳnh Thị Nam Khánh, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp - Khu kinh tế tỉnh cho biết, tuy rơi vào khó khăn nhưng Công ty FLD vẫn giữ vững hoạt động, tạo việc làm cho công nhân; tìm mọi cách giải quyết hậu quả do các ông chủ người Pháp để lại. Đây là một công ty điển hình trong việc thực hiện chế độ cho công nhân. Chính vì thế, người lao động ở công ty rất đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, an tâm, gắn bó lâu dài với đơn vị.

Kết quả đó có được là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cá nhân ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS công ty. Ông Sơn từng tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Khu công nghiệp - Khu kinh tế tỉnh nhiệm kỳ 2014-2018. Tuy hiện nay, ông Sơn đã giao toàn bộ hoạt động, điều hành của Công đoàn cho người khác, nhưng ở vị trí lãnh đạo công ty, ông luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công đoàn hoạt động, luôn bám sát, dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ tốt nhất để công đoàn chăm lo công nhân…

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.