Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vỉa hè phải được dành cho người đi bộ

VŨ HÙNG

Báo chí ngày hôm qua 29/12 đã đăng một bản tin mà theo tôi là khá “giật gân”. Bản tin ấy cho hay, UBND TP Hà Nội vừa có Văn bản số 14233/VP-ĐT do ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký và đồng ý với đề xuất của Sở Tài chính về việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh, phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Vỉa hè phải được dành cho người đi bộ
Tình trạng kinh doanh lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội. Ảnh: PHAN TUẤN ANH (TTXVN)

Cụ thể, TP Hà Nội chấp thuận cho 3 công ty sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh. Vị trí sử dụng được quy định rõ: Là hè phố sát tường nhà và nằm trong phạm vi mặt tiền của tòa nhà kết nối với không gian tầng 1. Thời gian cấp phép 6 tháng/lần, sử dụng tạm thời hè phố với 45.000 đồng/m2/tháng.

Dù đã sử dụng uyển ngữ “sử dụng tạm thời” để che mắt bàn dân thiên hạ, quyết định cho 3 công ty thuê vỉa hè để kinh doanh tại quận Hoàn Kiếm của UBND TP Hà Nội đã chính thức trở thành một hành vi vi phạm pháp luật.

Pháp luật bị UBND TP Hà Nội vi phạm cụ thể ở đây là Luật Giao thông đường bộ 2008, các Nghị định 100/2013 và Nghị định 46/2016 của Chính phủ.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35.

Luật Giao thông đường bộ 2008 còn quy định không được họp chợ, mua, bán hàng hóa; phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; đặt biển quảng cáo, xây, đặt bục, bệ trái phép... trên đường bộ. Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác phải do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Cụ thể: Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trong các trường hợp sau:

Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Điểm trông, giữ xe có thu phí (Điều 25a, 25b, 25c).

Tuy nhiên, đối với tất cả các trường hợp trên, đều phải đảm bảo yêu cầu là không được gây mất trật tự, an toàn giao thông và đáp ứng một số điều kiện cụ thể khác về thời gian, diện tích hè phố, lòng đường sử dụng, kết cấu hạ tầng...

Đối chiếu theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 100/2013/ NĐ-CP, kể cả trong các trường hợp đặc biệt cũng hoàn toàn không có một điều khoản nào của Luật và Nghị định trên cho phép UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong trường hợp này là TP Hà Nội, được cho thuê vỉa hè để kinh doanh.

Những năm bao cấp khốn khó, dân Hà Nội thường truyền tụng một bài vè đầy thâm thuý pha chút cay đắng, trong bài vè có câu: “Vỉa hè là của nhân dân”. Lại còn có câu khẩu hiệu cửa miệng ra rả hơn 60 năm nay ở Thủ đô: “Đi bộ trên vỉa hè”.

Không có nhẽ, chỉ còn một ngày nữa là bước vào năm thứ 22 của thế kỷ 21, Hà Nội lại đi giật lùi, lại không bằng cả thời bao cấp đói nghèo mà vẫn giữ được “vỉa hè là của nhân dân” của thế kỷ trước?

Do đã có tiền lệ ở quận Hoàn Kiếm, các quận huyện khác của Thủ đô dại gì mà không xin được cho các công ty thuê vỉa hè để kinh doanh. Mọi vỉa hè đều bị chiếm dụng để kinh doanh rồi, chắc cái khẩu hiệu “Đi bộ trên vỉa hè” sẽ được cất vào … "Bảo tàng Hà Nội".

Có báo hôm qua đưa tin, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, với tư cách là một cơ quan chuyên môn đảm trách việc giao thông ở Thủ đô, đã bày tỏ ý kiến không tán thành quyết định cho thuê vỉa hè của quận Hoàn Kiếm. Việc không tán thành của Sở Giao thông Vận tải cũng xuất phát từ vấn đề an toàn giao thông, lo cho tính mạng của hàng vạn, hàng chục vạn người đi bộ hiện nay ở Hà Nội.

Còn đông đảo nhân dân Thủ đô thì hỏi, rồi người Hà Nội sẽ đi bộ ở đâu? Hay đi giữa lòng đường cùng ô tô, xe máy, xe đạp? Rồi ai sẽ chịu trách nhiệm cho an toàn tính mạng của những người đi bộ phải đi giữa lòng đường, thưa các vị lãnh đạo Hà Nội?

Cho phép người dân bán hàng rong trên vỉa hè, có được không? Cho phép người dân bán hàng rong trên vỉa hè, có được không?

TP Huế mới đây thí điểm cho người dân được bán hàng rong trên vỉa hè, có thu phí. Thông tin này

Từ chối bồi thường “bảo hiểm vỉa hè”, đúng hay sai? Từ chối bồi thường “bảo hiểm vỉa hè”, đúng hay sai?

Không chỉ đau đầu vì giá bảo hiểm, có nhiều người cho rằng mua bảo hiểm xe máy bán tại vỉa hè thì sẽ không ...

Vỉa hè tu sửa, vì đâu công nhân phải thi công thận trọng? Vỉa hè tu sửa, vì đâu công nhân phải thi công thận trọng?

Những ngày cuối năm, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội tiến hành tu sửa vỉa hè, chỉnh trang cảnh quan. Công nhân xây ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.