Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Ám ảnh bẫy “tín dụng đen”

Ý YÊN

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động tinh vi, các tổ chức “tín dụng đen” cứ thế len lỏi vào trong từng xí nghiệp, nhà trọ công nhân bằng nhiều hình thức, gây hậu quả nặng nề.
Ham vui, "sập bẫy tín dụng đen"

Phải rất khó khăn thuyết phục, anh N.V.C (sinh năm 1996), công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội mới trải lòng kể lại quãng thời gian anh trót sa chân vào “tín dụng đen”. Đó cũng là tâm lý của hầu hết những công nhân đã từng trải qua tình cảnh tương tự. Họ vừa mặc cảm, xấu hổ, vừa đau đớn vì cái giá phải trả; đến nỗi vẫn rùng mình khi nhớ lại khoảng thời gian tồi tệ đáng quên.

Ám ảnh bẫy “tín dụng đen”
Dịch vụ cho vay tiền len lỏi trong từng ngõ hẻm, công nhân lao động dễ dính bẫy "tín dụng đen" - Ảnh: HÀ DUY

Nói về lý do vướng vào vòng xoáy nợ nần, anh C. cho biết: “Hồi đó (năm 2020), cứ sau giờ tan ca là em lại vùi đầu vào trò chơi điện tử. Tiền lương công nhân vốn không nhiều, ngoài chi trả tiền trọ, em hầu như “nướng” cả vào game online. Nhà sản xuất cứ ra trang phục mới của nhân vật trong game là em lại mua bằng được, mỗi lần 200 đến 500 nghìn đồng. Tính em cũng ham vui, có bao nhiêu tiền tiêu hết, không nghĩ đến tích cóp, dành dụm. Lương chưa về mà tiền đã hết, thế là đi vay. Bạn bè cũng chẳng có nhiều để cho vay mãi được”.

Trong lúc ấy, khu trọ của C. có nhiều tờ rơi quảng cáo dịch vụ cho vay lãi với thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Liên hệ qua điện thoại, C. được một người đàn ông chỉ dẫn tới địa chỉ cách đó chừng hơn 1 cây số để vay tiền.

Đúng như lời giới thiệu, thủ tục để được nhận tiền rất đơn giản. C. kể: “Họ yêu cầu nộp lại chứng minh thư nhân dân và cung cấp số điện thoại của bố, mẹ, bạn bè, những người thường xuyên liên lạc. Họ còn yêu cầu em phải nói chuyện với bố mẹ qua điện thoại để chứng minh số điện thoại đó là chính xác”.

Lần đó, anh C. vay 3 triệu đồng, với mức trả lãi 15.000 đồng/ngày, cứ 10 ngày đóng lãi một lần (150.000 đồng). C. chưa bao giờ sai hẹn đóng lãi, bởi sợ chủ nợ gọi điện dọa nạt người thân, hơn nữa số tiền lãi ít nên anh xoay xở được.

Ám ảnh bẫy “tín dụng đen”
Khu nhà trọ công nhân là địa điểm thường xuyên nhận được quảng cáo về dịch vụ cho “vay nhanh, trả gọn”… - Ảnh: ĐẶNG LONG

Áp lực trả lãi

Dịch bệnh Covid-19 ập đến khiến việc trả lãi của anh C. mỗi lúc một tệ hơn. Công việc bị ảnh hưởng, thu nhập thấp, trong khi việc chi tiêu của C. đã mất kiểm soát. C. ngày càng chìm sâu trong nợ nần. Số tiền vay lãi cứ thế tăng thêm, lần lượt 12 triệu, 25 triệu và 40 triệu đồng.

“Em vay chỗ nọ để trả lãi chỗ kia nhưng càng ngày càng khủng hoảng. Thực sự em không muốn nhắc đến quãng thời gian ấy. Sáng ngủ dậy đã biết hôm nay mình phải trả lãi mất từng nào tiền, rất áp lực. Đi làm quần quật không đủ trả lãi, nói gì đến chi tiêu. Đêm về không ngủ được vì lo chủ nợ khủng bố rồi về quê đòi tiền”, Anh C. thở dài.

Với anh C., đó là quãng thời gian khủng khiếp anh không bao giờ quên. Tâm trí anh bị ám ảnh nặng nề; áp lực trả lãi len lỏi vào suy nghĩ mọi lúc, mọi nơi, cả trong giấc ngủ. Lúc nào anh cũng phờ phạc như người mất hồn, ăn uống cũng thất thường, sức khỏe, tinh thần sa sút rõ rệt.

Ám ảnh bẫy “tín dụng đen”
Những quảng cáo cho vay tiền nhanh tràn ngập trên mạng xã hội Facebook - Ảnh chụp màn hình.

C. bắt đầu phải đi vay bạn bè, người thân, mỗi chỗ một ít. Nhưng cách này chỉ đắp đổi qua ngày. Các mối vay mượn nhanh chóng được anh “khai thác” hết, trong khi khối nợ vẫn còn nguyên, thời hạn trả lãi hằng tháng cảm giác ập đến nhanh tức thở. Đã có lúc C. cảm giác tuyệt vọng vì vòng xoáy trả lãi.

May mắn, khi anh “liều” chia sẻ câu chuyện của mình với một người anh họ thì được người anh đồng cảm và ra tay cứu giúp, hỗ trợ tiền trả nợ. “Bây giờ hằng tháng em vẫn phải trích tiền lương để trả dần cho anh ấy”, C. nói, đồng thời cho biết hiện đang nỗ lực làm việc, đã bỏ game online và các cuộc chơi lãng phí.

Hỗ trợ công nhân tránh xa “tín dụng đen”

Theo đồng chí Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty TNHH Việt Nam Iritani, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) hiện có nhiều công nhân vướng vào “tín dụng đen” nhưng vì mặc cảm nên ngại chia sẻ. Đơn cử, tại Công ty TNHH Việt Nam Iritani, nơi có khoảng 600 công nhân, cũng có một số trường hợp đi vay nặng lãi.

“Khi cán bộ công đoàn nắm bắt được thông tin trường hợp nào vướng vào “tín dụng đen” đều gặp gỡ trực tiếp công nhân đó để động viên, gợi ý cho họ cách giải quyết, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, nhất là vợ con, gia đình họ”, đồng chí Tuấn chia sẻ.

Cũng theo đồng chí Phạm Văn Tuấn, trong các cuộc họp đầu tuần, đầu ca làm việc, Công đoàn Công ty thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở công nhân về hậu quả của việc tham gia "tín dụng đen"; những chỉ đạo của công đoàn cấp trên về phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động này. Đồng thời, đưa ra các giải pháp hỗ trợ vay vốn hiệu quả, an toàn, kêu gọi hỗ trợ đối với các trường hợp đang gặp khó khăn...

LĐLĐ TP. Hà Nội cũng đề nghị các cấp công đoàn tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình “Phúc lợi đoàn viên”, quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Có chính sách hỗ trợ đối với công nhân nghèo như: tặng nhà “Mái ấm Công đoàn”, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ vay vốn với lãi suất hợp lý ở một số kênh chính thống trên cơ sở thoả thuận hợp tác của các đơn vị này với Tổng LĐLĐ Việt Nam. Phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn, kết nối để các ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp tiếp cận cung cấp dịch vụ phù hợp với công nhân lao động.

Giải pháp ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động Giải pháp ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” hoành hành, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có công nhân lao ...

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần ...

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Mặc dù bản thân không vay mượn, không đứng ra bảo lãnh nhưng nhiều người bỗng dưng bị các đối tượng "khủng bố" đòi nợ ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.