Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI MẤT VIỆC, GIẢM VIỆC:

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách

ThS. NCS. Lê Thị Huyền Trang - Viện Công nhân và Công đoàn

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động không nhỏ đối với người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, của doanh nghiệp, của tổ chức Công đoàn và của chính bản thân NLĐ đã làm cho vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ đang có những chuyển biến tích cực và dần đi vào ổn định.

Nghiên cứu tình hình việc làm, thu nhập, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của NLĐ cuối năm 2022 cho thấy: 86,5% NLĐ có việc làm ổn định; thu nhập trung bình đạt 8,74 triệu đồng/tháng; số giờ làm việc trung bình của NLĐ ở mức 07 giờ 25 phút/ngày, giảm 10% số giờ làm việc tiêu chuẩn… Mặc dù đối diện nhiều khó khăn do tình hình một số doanh nghiệp thiếu đơn hàng, nhưng nhìn chung, các vấn đề về điều kiện lao động, quan hệ lao động của CNLĐ cơ bản ổn định.

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách
Việc làm, thu nhập và đời sống của NLĐ có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2022. Ảnh minh họa: TL
Thông tin bài viết là kết quả của cuộc khảo sát điều tra gần 2.500 NLĐ do Viện Công nhân và Công đoàn tiến hành trong tháng 10-11/2022 tại 14 tỉnh, thành phố, bao quát nhiều lĩnh vực, ngành nghề, loại hình đơn vị, doanh nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu vực chính thức, có quan hệ lao động. Số liệu nhập, làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 22.

1. Tình hình việc làm của NLĐ

86,5 NLĐ có việc làm ổn định

Hệ quả tác động lâu dài của đại dịch Covid-19 vẫn đang gây những ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề việc làm của NLĐ. Tính đến cuối năm 2022, theo số liệu khảo sát, 86,5% lao động vẫn đang duy trì được việc làm ổn định, chỉ có 13,5% lao động tình hình việc làm không ổn định.

Trong số 13,5% lao động có tình hình công việc không ổn định, 11% cho biết công việc ít đi do thiếu đơn hàng. Còn lại là lao động đang được cho nghỉ chờ việc; hay phải làm thêm các việc khác bên ngoài để kiếm sống. Tỷ lệ lao động nam bị thiếu việc làm cao hơn lao động nữ (tương ứng với tỷ lệ lần lượt là 13,7% và 9,3%).

Biểu đồ 1: Tình hình thiếu việc làm của NLĐ phân theo lĩnh vực ngành nghề (%)

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách
Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, tháng 10-11/2022.

Xét theo lĩnh vực, ngành nghề, tình trạng thiếu đơn hàng, công việc giảm tập trung vào các lĩnh vực thâm dụng lao động, có tỷ trọng suất khẩu lớn hoặc chịu ảnh hưởng bởi giá nguyên phụ liệu thế giới.

Số giờ làm việc trung bình thấp hơn giờ tiêu chuẩn

Tổng số giờ làm việc của NLĐ ở mức 43,5 giờ, tương đương với mức làm việc 07 giờ 25 phút/ngày, giảm 10% số giờ làm việc thông thường (08 giờ/ngày). 61,2% lao động đi làm không có tăng ca.

Nhiều CNLĐ phải kiếm việc làm thêm

Do giảm, hoặc không có tăng ca ở doanh nghiệp, NLĐ phải làm thêm bên ngoài nhiều hơn để bù đắp. Tổng số giờ làm thêm ngoài đơn vị chính ở mức trung bình 10,26 giờ/ tuần (bao gồm cả Chủ nhật) tương đương với mức gần 01 giờ 46 phút/ngày. Các công việc làm thêm bán thời gian bao gồm: bán hàng online, chạy xe công nghệ, sửa quần áo, may bao tay vải, rèm cửa, sửa xe, rửa bát, phụ quán nước, làm nông, phụ hồ, vận chuyển thuê... Nhiều lao động cân nhắc việc chuyển hẳn sang làm tài xế công nghệ như một công việc chính thay cho công việc hiện tại vì mức lương cao hơn.

Điều kiện làm việc cơ bản cải thiện

Nhìn chung, đảm bảo điều kiện lao động cơ bản để NLĐ yên tâm lao động, sản xuất là một trong những ưu tiên của doanh nghiệp sau bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, có hai yếu tố, về chất lượng/giá trị bữa ăn ca và áp lực công việc khiến NLĐ còn nhiều băn khoăn.

Với bữa ăn ca, NLĐ mong muốn được thay đổi và đa dạng món ăn, nguyên liệu nấu cũng mong muốn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trong khi áp lực công việc lại được NLĐ nhắc đến nhiều lần do tình trạng cắt giảm lao động của doanh nghiệp, dồn việc, đảm bảo tiến độ đơn hàng.

Không phải doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài nào cũng có điều kiện lao động tốt. Một số nơi vẫn chưa đảm bảo các điều kiện nhà xưởng về độ lưu thông không khí, ánh sáng, tiếng ồn, độc hại…

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách
NLĐ mong muốn bữa ăn ca được thay đổi và đa dạng món ăn, nguyên liệu nấu cũng mong muốn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ảnh minh họa: TL

Tình hình quan hệ lao động cơ bản ổn định, công nhân mất việc thông cảm với doanh nghiệp trong bối cảnh chung

Theo ghi nhận, tình hình quan hệ lao động cơ bản hài hòa, ổn định. Bất đồng giữa NLĐ và người sử dụng lao động ít diễn ra. Do trong 6 tháng đầu năm, nhu cầu tuyển dụng lao động cao, NLĐ cần có công việc, thu nhập ổn định, nên hai phía dễ tìm được tiếng nói chung. 06 tháng cuối năm, NLĐ hiểu và chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp khi không có đơn hàng phải giảm sản lượng, tạm hoãn hợp đồng lao động, thậm chí đóng cửa.

Tuy nhiên, số liệu khảo sát cũng ghi nhận gần 20% lao động không biết gì về việc đối thoại, thương lượng tại doanh nghiệp. Chỉ một số ít lao động được cử tham gia các buổi đối thoại. Đồng thời, việc phổ biến, tuyên truyền về kết quả của các buổi đối thoại còn hạn chế, nội dung không được cung cấp đầy đủ, đôi khi khiến NLĐ lầm tưởng là chính sách chung do chủ doanh nghiệp chủ động ban hành, chứ không biết đó là kết quả đạt được từ đối thoại, thương lượng của công đoàn và NLĐ.

2. Tiền lương, thu nhập của NLĐ

Thu nhập dần ổn định trở lại và có phần gia tăng

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân/tháng của NLĐ làm công ăn lương năm 2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 927 nghìn đồng (13,8%) so với năm 2021 và tăng 759 nghìn đồng (11,9%) so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lao động nam là 7,6 triệu đồng; lao động nữ là 5,6 triệu đồng. Lao động ngành vận tải kho bãi có tốc độ tăng thu nhập tăng cao, bình quân là 21,2%, tương ứng tăng 1,6 triệu đồng; ngành dịch vụ, lưu trú, ăn uống tăng 21,0%, tương ứng tăng 1,1 triệu đồng; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18,2%, tương ứng tăng 1,1 triệu đồng; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 17,2%, tương ứng tăng 1,1 triệu đồng.

Trong khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, NLĐ có tổng thu nhập trung bình ở mức 8,74 triệu đồng/tháng. Tiền lương cơ bản ở mức 5,9 triệu đồng.

Bảng 2: Lương cơ bản, mức thu nhập và mức chi tiêu của NLĐ (VNĐ)

Ngành, lĩnh vực

Lương cơ bản

Thu nhập

Chi tiêu

Chung

5,973,841

8,744,614

10,360,919

Thương mại - Tài chính

6,972,973

10,199,897

12,493,812

Nông, lâm, thủy sản

5,795,755

9,304,678

9,171,500

Y tế - giáo dục

6,362,585

9,303,830

13,450,884

Xây dựng - Công nghiệp

6,370,118

9,151,310

9,085,196

Điện - điện tử

7,121,871

9,083,017

9,943,618

Giao thông - vận tải

5,511,110

7,796,641

8,724,839

Dệt may - da giày

5,383,529

7,748,029

9,475,899

Du lịch - dịch vụ

5,552,071

7,218,072

8,651,906

Nguồn: Kết quả khảo sát của Viện CNCĐ, tháng 10-11/2022.
Làn sóng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần

18% lao động cho biết đã từng rút, hoặc có ý định rút BHXH một lần. Đối tượng rút BHXH một lần chiếm khá nhiều ở nhóm lao động có tuổi đời chưa quá 35 (chiếm khoảng 15-20%), đã đóng BHXH được 18-19 năm. Lý do là theo tính toán, họ vẫn có đủ thời gian đóng bảo hiểm lại một lần nữa để sau này hưởng lương hưu. Ngoài ra, do nhóm tuổi này đều là các lao động thạo việc, lành nghề, sung sức, năng suất lao động tốt, nên doanh nghiệp vừa tạo điều kiện thủ tục cho rút BHXH, vừa giữ chân NLĐ bằng cách tuyển lại ngay, sau khi đăng ký đóng lại BHXH; mặc dù lương khởi điểm thấp, quay về như lao động mới tuyển, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn mức lương đã được hồi phục gần như cũ do được hưởng phụ cấp, nhân các hệ số tay nghề, kinh nghiệm…

Tuy nhiên, nhìn chung, lý do chính của việc rút BHXH một lần là do NLĐ gặp khó khăn về kinh tế. Khi các hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, không hỗ trợ được toàn bộ các đối tượng lao động, trong khi tình hình dịch bệnh vẫn ảnh hưởng, chi phí sinh hoạt tăng cao, tài chính suy giảm, NLĐ phải tìm mọi cách để có tiền trang trải. Ngoài ra, theo NLĐ, mức đóng BHXH cao, trong khi hưởng lương hưu thấp, chưa kể thời gian đóng dài; tuổi nghỉ hưu tăng lên.

3. Tình hình đời sống NLĐ

Thu nhập chỉ chỉ đạt 84% mức chi tiêu hằng tháng

Theo Bảng 2, mức chi tiêu trung bình của NLĐ trong năm 2022 là 10,3 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức thu nhập 8,74 triệu đồng/tháng chỉ đạt 84% mức chi tiêu hằng tháng. Điều này phản ánh mức thu nhập hiện nay chưa đủ sống của NLĐ trong năm 2022.

Trong cơ cấu các khoản chi, tiền chi cho bữa ăn hằng ngày và tiền đóng học cho con là hai khoản chi lớn của NLĐ, tỷ trọng chiếm 56,5% tổng chi phí một tháng. Tiền thuê nhà và điện nước, ăn vặt, đảm bảo sinh hoạt tối thiểu chiếm 31%. Tiền tiết kiệm, và gửi về quê cho người thân chiếm gần 17%.

45,2% lao động nhập cư đang sống trong các căn nhà trọ cấp bốn

Nhà ở là một trong những điều kiện sống và làm việc cơ bản của NLĐ. Tuy nhiên, đa phần NLĐ trong độ tuổi từ 15 - 30, do chưa có tích lũy, mức thu nhập thấp đang phải sống trong các căn nhà trọ nhỏ và siêu nhỏ. Mức chi phí cho việc thuê nhà hiện chiếm 17,8% tổng thu nhập và 15% tổng chi tiêu của NLĐ.

Một số NLĐ không hào hứng khi nghe được thông tin tăng lương trên báo chí truyền thông, vì cho rằng không bù lại tốc độ, mức tăng giá nhà ở, điện nước sinh hoạt, chi phí tiêu dùng, nhiên liệu.

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách
Đa phần NLĐ trong độ tuổi từ 15 - 30 đang phải sống trong các căn nhà trọ nhỏ và siêu nhỏ. Ảnh minh họa: TL

51,8% NLĐ được khám sức khỏe định kỳ

Về chăm sóc sức khỏe, có 41,2% lao động được đơn vị, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ 01 lần/ năm; 10,6% lao động được khám sức khỏe 02 lần/năm.

Bên cạnh đó, có gần 30% NLĐ không sử dụng bảo hiểm y tế (BHYT) mà khám chữa bệnh dịch vụ bên ngoài. Lý do là bởi BHYT chỉ chi trả khám chữa bệnh trong giờ hành chính, còn ngày Thứ 7 là do các cơ sở y tế tự quyết định tùy theo khả năng. Trong khi đó, phần lớn công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp hiện nay đều làm hết ngày Thứ 7 (44-48 tiếng). Chưa kể, việc nếu lựa chọn khám vào Thứ 7 hoặc các ngày trong tuần, NLĐ phải xin nghỉ phép hoặc nghỉ không lương.

Thói quen sinh hoạt, vận động, ăn uống thay đổi sau đại dịch Covid-19

Sau đại dịch, nhiều thói quen của NLĐ thay đổi: 17,8% hạn chế gặp gỡ, tụ tập bạn bè café, ăn nhậu. Hình thành các thói quen mới như tăng cường giải trí, kết nối, mua sắm trực tuyến. Phần lớn NLĐ có thói quen tự nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn hàng quán để tiết kiệm chi phí. 33,1% tăng cường tập thể dục hằng ngày vì lo lắng cho sức khỏe của bản thân.

37% NLĐ cho biết, không có tiện ích công cộng nào do khu trọ gần khu công nghiệp chỉ toàn nhà máy và hàng quán, không có nơi để gặp gỡ, giải trí, không có công viên, vui chơi. Gần 57% NLĐ sử dụng mạng xã hội cho mục đích trao đổi công việc. 67% dùng mạng để kết nối, liên lạc với người thân, bạn bè, chiếm thời lượng lên đến 02 tiếng đồng hồ/ngày. Một bộ phận dùng mạng xã hội trở thành kênh kiếm tiền online "tay trái".

Bài 1: Tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2022 và gợi ý chính sách
Theo khảo sát, mức thu nhập của NLĐ năm 2022 chưa đủ chi tiêu theo nhu cầu hằng tháng. Ảnh minh họa: TL

Kết luận và kiến nghị

Nhìn chung tình hình việc làm, đời sống của CNLĐ năm 2022 có cải thiện (về công việc, thu nhập) so với hai năm chịu ảnh hưởng của Covid-19. Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ NLĐ có việc làm chưa ổn định giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023 đang đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho NLĐ. Điều này đòi hỏi Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cần tiếp tục có những chia sẻ, hỗ trợ và giải pháp chính sách kịp thời, hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng việc làm, điều kiện làm việc, thu nhập và chất lượng cuộc sống của NLĐ.

Tương tự, tình hình việc làm, đời sống của CNLĐ năm 2023 tiếp tục chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi; đòi hỏi cần có những khảo sát, nghiên cứu mới, nhằm kịp thời cung cấp cơ sở khoa học cho những chính sách mới hỗ trợ NLĐ và hỗ trợ sản xuất.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 tăng hơn 11 điểm % so với năm 2021 Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 tăng hơn 11 điểm % so với năm 2021

Khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân đầu người tăng tăng 11,1 điểm ...

Nắm bắt tình hình lao động, việc làm từ việc PouYuen Việt Nam cắt giảm lao động Nắm bắt tình hình lao động, việc làm từ việc PouYuen Việt Nam cắt giảm lao động

UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường ...

Bình Dương: Ấm lòng lúc mất việc, giãn việc được Công đoàn quan tâm Bình Dương: Ấm lòng lúc mất việc, giãn việc được Công đoàn quan tâm

Doanh nghiệp gặp khó về đơn hàng khiến nhiều người lao động (NLĐ) mất việc, giảm giờ làm, nghỉ không lương. Trước tình hình đó, ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.