Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Hà Phan

Giá gạo thế giới tăng từng ngày và không ít doanh nghiệp Việt đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu nhân tiện tăng luôn cả giá!

Bộ trưởng Bộ Công thương đã phải lên tiếng cảnh báo “không thừa thế xông lên” và khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”. Không chỉ ở nước ngoài mà ngay ở trong nước, nhiều ngân hàng thương mại đang “ngấm đòn” bởi “đục nước béo cò” mới vài tháng trước.

Sáng nay, ông Nguyễn Hồng Diên đã phải “hãm phanh” khi khá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang “hưng phấn”. Bộ trưởng Bộ Công thương thắng thắn thế này: “Khi chúng ta thừa thế xông lên mà người ta dừng lệnh đó thì đội hình đằng sau quay. Người đi đầu trở thành người đi sau. Khi chúng ta đã quá đà xuất khẩu cả về sản lượng và giá trị, chất lượng hạt gạo chưa chắc được đảm bảo, thương hiệu gạo chưa được khẳng định, giá lại cao hơn của họ, thì sẽ mất các đơn hàng cụ thể. Liền sau đó là mất thị trường. Và mất trong cuộc này là mất hẳn, có quay trở lại được cũng không phải dễ”.

Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đang bất ổn lương thực và một số quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu như Ấn Độ, Thái Lan đang có dấu hiệu cấm xuất khẩu gạo. Họ lo lắng có cơ sở bởi thiên tai và cuộc chiến Nga-Ukraine đang làm nguồn cung lương thực thiếu hụt nên dự đoán giá lên, cầu cao cung ít và an ninh lương thực là lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia. Với báo cáo của Bộ NN và PTNT thì lượng thóc Việt Nam có thể dành cho xuất khẩu khoảng trên 15,1 triệu tấn, tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo. Số lượng đó và chủ trương “chớp thời cơ” gạo hiếm, đối thủ thiếu, giá lên đang khiến nhiều doanh nghiệp chỉ thấy mối lợi trước mắt.

Nhưng "trong lúc này thừa thế xông lên thì coi chừng “gậy ông đập lưng ông”. Một quốc gia nổi tiếng sản xuất lúa gạo mà lại lâm vào tình trạng thiếu gạo, giá gạo lên quá cao, để người dân khổ thì không thể chấp nhận được". Lãnh đạo Bộ Công thương lo ngại như thế chẳng phải thái quá mà nhiều bài học chăm chăm xuất hết kiếm lợi trước mắt hậu quả tính sau chúng ta đã từng gặp. Thương trường luôn như chiến trường và liệu lúc giá cao thì các nước xuất khẩu hàng đầu với dự trữ còn lớn có đứng nhìn chúng ta tung hoành? Đấy là chưa kể bạ gì xuất nấy, miễn sao thu về càng nhanh càng tốt có đảm bảo nổi chất lượng cam kết và chữ tín chung cho quốc gia?

Chỉ mới hơn nửa năm trước, tình trạng doanh nghiệp khát vốn, dòng tiền khó khăn đã khiến nhiều ngân hàng tưởng nhanh hốt bạc đã huy động vốn lời cao, nâng lãi suất cho vay chót vót. Kinh tế khó khăn, hấp thụ vốn yếu không như họ kỳ vọng và hàng loạt doanh nghiệp không kham nổi, cơ quan điều hành buộc phải hạ mặt bằng lãi suất vì lợi ích chung. Kết quả là giờ đây không khó gặp nhưng than thở như “Ngân hàng ngấm đòn huy động cao, cho vay khó” hay “Ngân hàng ôm vốn lãi cao cho vay lãi thấp”… Còn đây là thực trạng “Trong 22 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II, chi phí trả lãi trong ba tháng gần nhất đều tăng hai chữ số so với cùng kỳ năm trước, cá biệt có một số nhà băng ghi nhận chi phí này cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp gần ba lần.”

Chưa muốn nói “tham thì thâm” nhưng rõ ràng “gậy ông đang đập lưng ông” với một số ngân hàng. Với lãi huy động có khi lên đến 9-10%/năm thì phải cho vay gần 15% họ mới có đủ chi phí và có lãi. Nhưng như thế thì chẳng mấy doanh nghiệp chịu nổi nhất là trong thời buổi đơn hàng thiếu, tiêu thụ chậm, hàng loạt ngành nghề gần như đóng băng. Chính phủ yêu cầu, Ngân hàng nhà nước chỉ đạo và giờ đây lãi suất đã hạ mạnh, tuy nhiên, vốn huy động lãi cao thì đâu thể ngày một ngày hai giảm hết! Đòn này sẽ còn ngấm một thời gian nữa chứ khó dừng lại ngay.

Tận dụng thời cơ, chớp lấy cơ hội và phát huy thế mạnh của mình luôn là điều mà cả thương trường lẫn chiến trường đều cần. Nhưng “thừa thế xông lên” khi đối thủ dừng lại rình rập và đợi chúng ta sơ hở thì “phấn khích” bỏ qua những cảnh báo là điều nên lo ngại. Lạm dụng đến mức ‘tham thì thâm” lại là một điều không nên vướng vào bởi một ngành ảnh hưởng đến hàng triệu lao động như xuất khẩu lúa gạo hay nhạy cảm kiểu ngân hàng sẽ tác động rất lớn, hậu họa khó lường.

HÀ PHAN

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee”

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.