Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Mỹ Anh

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.

Sự cố sạt lở xảy ra ven hồ Ban Tiện (thôn Phú Ninh, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Nhiều ô tô bị vùi trong đất đá với dòng nước đục ngầu chảy từ trên xuống. UBND huyện Sóc Sơn cũng đã thừa nhận trên báo chí, quanh khu vực sạt lở tồn tại nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng. Cụ thể ở đây là nhiều công trình nằm trong quy hoạch đất rừng.

Vụ việc đưa chúng ta về năm 2019, Thanh tra TP Hà Nội đã kết luận về đất đai ở Sóc Sơn với hàng nghìn trường hợp vi phạm, chủ yếu là vi phạm đất rừng. Riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven các hồ lớn, nơi có “view đẹp” có gần 800 công trình vi phạm.

Đó là những con số biết nói. Và chẳng cần chuyên gia địa chất địa tầng, ai cũng hiểu, khi những cánh rừng bị xẻ, bị băm, bị chuyển đổi mục đích thì hậu quả sẽ là như nào. Những chiếc xế sang ngập, những người ở ven hồ Bàn Tiện hôm ấy đã bị thiệt hại về vật chất và thời gian, may mắn, tính mạng vẫn còn đảm bảo.

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Hai bên điểm sạt lở có khoảng 5 khu nghỉ dưỡng, homestay. Ảnh: VTC News

Và trận sạt hi hữu giữa lòng Thủ đô ấy cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc của mẹ thiên nhiên với việc xẻ núi băm rừng. Có thể, rồi đây, chuyện sạt lở ở Thủ đô (nơi mà cụ Lý Công Uẩn dời đô có nói là vị thế “rồng chầu, hổ phục”, quanh năm ít chịu ảnh hưởng của thiên tai) sẽ không còn là hiếm gặp. Và vận may có thể sẽ không đồng hành cùng chúng ta mãi như lần sạt lở vừa rồi.

Thú vị, nhìn trên Google Map, quanh khu vực sạt lở là rất nhiều homestay. Cách đây chừng mười năm, mô hình homestay được coi là “đũa thần” của du lịch khi nó là đòn bẩy giúp du lịch cộng đồng phát triển. Theo đó, bài toán giữa phát triển hạ tầng với bảo tồn rừng, bảo tồn văn hóa địa phương được cân bằng. Nhất là khi homestay được làm bằng những vật liệu thân thiện môi trường, hài hòa cảnh quan cũng như mang dấu ấn văn hóa bản địa.

Nhưng hiện tại, chúng ta hoàn toàn vỡ mộng với cách người ta làm homestay. Bởi, đa số homestay đang dùng là bê tông, sắt thép. Chúng như những cái đinh cắm vào giữa rừng, xé toạc hệ sinh thái, kết cấu ổn định của khu vực.

Câu chuyện này không chỉ xảy ra ở Sóc Sơn. Sapa, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Đà Lạt, Bảo Lộc, Măng Đen,... bất cứ đâu có thời tiết dễ chịu, cảnh quang khoáng đạt đều bị bê tông sắt thép bức tới ngạt thở. Hệ lụy nhãn tiền là những mảnh đất xinh đẹp kia cũng tan hoang bởi xây cất; lụt, ngập cũng trở thành “bình thường mới”.

Chúng ta đã trả giá rất nhiều trong việc quy hoạch đô thị. Ngay cả quy hoạch các khu du lịch cũng nhiều điều không thể sửa chữa. Đó là hiện tồn phải chấp nhận. Nhưng, những không gian còn có thể quy hoạch, điều chỉnh, chúng ta không được phép mắc sai lầm thêm lần nữa.

Bởi những công trình ngạo nghễ giữa rừng phòng hộ còn đang thách thức sự tôn nghiêm của pháp luật. Và, những quả báo nhãn tiền của việc “ăn rừng” là thảm họa, thiên tai. Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan hơn. Song rất nhiều thảm họa trong số đó cũng mang dấu ấn của con người.

Đó là những trận “nhân tai” không thể đổ tại số!

MỸ ANH

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

“Buy me a coffee”

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.