Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Bằng chứng F

QUỐC THẮNG

Ba đứa trẻ nằm liệt một chỗ, chân tay co quắp, câm, điếc, thân hình gầy còm. Bà mẹ tóc bạc phơ, những vết nhăn trên khuôn mặt hằn lên nỗi sầu muộn. Hai lần gặp gia đình chị Phạm Thị Thủy ở xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, vào 5 năm trước vẫn thế và nay vẫn thế và vẫn là câu nói “Tôi hy vọng các con sẽ chết trước”.

Cả huyện Cẩm Xuyên hiện có 1.865 gia đình với 3.673 đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam, trong đó có 486 gia đình có 1 nạn nhân, 936 gia đình có 2 nạn nhân, 245 gia đình có 3 nạn nhân và 145 gia đình có 4 nạn nhân, trong đó có 42 gia đình bị mất nòi giống, 11 gia đình đã di truyền sang đời thứ 3. Và không có gì dám chắc là chỉ dừng lại ở đó.

Con số của Cẩm Xuyên nêu trên không có gì tiêu biểu. Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau da cam như thế. Theo thống kê của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, ở nước ta, di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4. Số nạn nhân là con, cháu, chắt người bị nhiễm có thể lên đến hàng triệu. Trong những gia đình như thế, không có nổi một tiếng cười hay giây phút thanh thản mà bao trùm lên một nỗi tuyệt vọng.

Là người từng tham gia tuần hành ủng hộ đấu tranh cho những nạn nhân chất độc da cam phản đối 14 công ty hóa chất và theo dõi sát tài liệu về vụ kiện tại Tòa đại hình thành phố Evry (Pháp) của bà Trần Tố Nga, tôi hiểu rằng, bằng chứng hiện hữu về mối liên hệ vẫn là thứ đi đầu trong hành trình đi đòi công lý cho các nạn nhân. 19.905 lần phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam chứa 366 kg dioxin của quân đội Mỹ xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha đã rõ. Hàng triệu người thế hệ sau những người cha, người anh từ chiến trường về sống cùng hàng loạt di chứng cũng đã rõ. Nguyên tắc khi chất độc đã tác động đến thế hệ thứ 2 thì có thể sẽ gây ra biến dị cho các thế hệ tiếp theo, thậm chí không theo quy luật ngày càng tăng dần, mà có khi thế hệ sau bị chìm xuống, đến một thế hệ nào đấy lại bùng ra ai cũng công nhận. Nhưng đâu là mối liên hệ khoa học giữa bệnh tình hiện tại của nạn nhân thế hệ sau với chất độc da cam/dioxin?

Khi bằng chứng về mối tương quan giữa chất độc da cam và các di chứng vẫn chưa được ngã ngũ một cách triệt để thì việc quy kết về một mối quan hệ tương quan thuyết phục thật là khó. Trong bối cảnh đó, dạng nghiên cứu tổng hợp (meta-analysis) từ các công trình đơn lẻ để đưa ra kết quả nguy cơ tương đối có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là bài học cho việc hình thành và điều chỉnh chính sách đối với đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Khi áp dụng 144 bệnh (giai đoạn 2004 -2006 theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14 năm 2004 của liên bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Y tế - Tài Chính) rồi còn 125 bệnh tật (giai đoạn 2006-2009 theo hướng dẫn 06 của Sở Y tế, như trường hợp của Thái Bình) và còn 17 bệnh (theo Thông tư số 08 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo Quyết đinh số 09 của Bộ Y tế), vô tình, chúng ta đã làm cho những người này trở thành “nạn nhân” của sự thay đổi chính sách. Không sơ sài nhưng không cứng nhắc trong thủ tục, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, lấy ý kiến nhân dân nơi người hoạt động kháng chiến liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học cư trú, … là những yêu cầu cần thiết trong xét duyệt chế độ.

Trong lịch sử, không ít cuộc thanh tra đã diễn ra, nhiều đơn thư, khiếu kiện phản ánh hiện tượng lợi dụng chính sách để trục lợi, “da cam thì ít, da quýt thì nhiều”. Nghiêm khắc, đúng đối tượng trong xét duyệt thân nhân người có công với cách mạng là yêu cầu không thể thay đổi. Nhưng, trong phạm vi đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, một khi chưa thể dám chắc có hay không những bằng chứng y học còn lẩn khuất đâu đó thì pháp luật cũng như đạo đức cần tuân theo nguyên lý “Thà xét nhầm còn hơn bỏ sót”, chứ không phải “Thà bỏ sót còn hơn xét nhầm”. Bởi, giả sử, một đứa trẻ mang bệnh, là thế hệ thứ mấy của một cựu binh, không thuộc danh sách căn bệnh nào quy định trong danh mục ban hành, không đủ thủ tục hồ sơ nhưng vẫn được hưởng chính sách thì không có gì đáng lo ngại, mà trái lại, càng tô đậm nét nhân văn. Vì suy cho cùng, mọi quy định, luật pháp đều vì mục đích nhân văn.

Cách đây hơn 10 năm, cũng đúng ngày 10/8, tôi tham dự một triễn lãm mang tên “Ký ức da cam” trên bãi biển Nha Trang. Những bức ảnh về nụ cười ngây dại, hình ảnh thân thể dị tật, dị dạng, cảnh sinh hoạt vô cùng khó khăn của người bất hạnh đã quá quen với tôi. Có một hình ảnh làm tôi nhớ mãi: Một bé gái tầm 5 tuổi, khi xem những bức ảnh đã khóc, không chịu xuống bãi tắm với mẹ và đặt câu hỏi: “Vì sao các bạn bị như thế?”. Đó cũng là câu hỏi về bằng chứng, nhưng ý nghĩa không nằm ở câu trả lời.

QUỐC THẮNG

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Bằng chứng F da cam

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.