Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

MỸ ANH

Bộ phim Oppenheimer của đạo diễn lừng danh Christopher Nolan vừa ra mắt công phá mọi phòng vé trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đáng nói, bộ phim thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.

Bộ phim lịch sử kể về “cha đẻ của bom nguyên tử” (như cách gọi của Tạp chí TIME) tên Oppenheimer. Ông được coi là kiến trúc sư trưởng của dự án Manhatta nghiên cứu về bom nguyên tử trong Thế chiến thứ 2. Bộ phim khắc họa cuộc đời của nhà vật lý tài ba qua các thăng giáng, cùng dự án thế kỷ của nước Mỹ: nghiên cứu năng lượng hạt nhân.

Đáng nói, dù là kể một câu chuyện với rất nhiều kiến thức khó nhằn cho khán giả như vật lý lượng tử, chính trị, lịch sử thế giới,... bộ phim vẫn không làm người xem ngáp dài. Ngược lại, các lý thuyết, diễn trình lịch sử phức tạp được bóc tách và kể tương đối tường minh, khúc chiết. Ở đó, khán giả hồi hộp theo từng tình tiết của diễn tiến câu chuyện. Khán giả nín thở trước những nút thắt kịch tính. Rồi tất cả vỡ òa và thảo luận khi bộ phim kết thúc.

Phim tiểu sử là một thể loại được các đạo diễn Hollywood ưa chuộng. Các nhân vật trong mọi lĩnh vực: chính trị, nghệ thuật, thể thao… đều được các đạo diễn lùng sục để khắc họa chân dung qua những thước phim, qua đó, tái hiện về con người và bối cảnh lịch sử.

Điều đáng nói, không chỉ với Oppenheimer của Chistopher Nolan, thể loại phim được coi là “đại bác” của điện ảnh này xuất hiện rất nhiều những tác phẩm xuất chúng. Nó không đơn thuần là màn trình diễn kỹ xảo, âm thanh, ánh sáng thượng thừa vốn được coi là đặc sản của Hollywood. Sức nặng lớn nhất của thể loại phim này là câu chuyện.

Đã nói về cách kể một câu chuyện thì cơ bản, các nền điện ảnh đều sòng phẳng như nhau. Sự khác biệt nằm ở tư duy biên kịch, tư duy đạo diễn. Và trên thực tế, nhiều nền điện ảnh không phải giàu có vẫn để lại những bộ phim tiểu sử xuất sắc.

Nhìn thế quay lại điện ảnh nước nhà, chúng ta không thể mãi đổ lỗi cho rào cản kỹ thuật. Điều nên làm là thẳng thắn nhìn nhận những bộ phim đã khiến cả thế giới trầm trồ vì câu chuyện và cách kể chuyện của họ.

Đơn cử như trong Oppenheimer, một nhân vật lịch sử, nhà khoa học hàng đầu đưa nước Mỹ tiến lên trong cuộc đua nguyên tử được tái hiện trong phim rất sống động. Ông cũng ngoại tình, cũng có những sai lầm, và cũng có cả những phút bất lực. Những chi tiết đó là cho nhân vật trở nên rất người, rất đời.

Gạt bỏ hết những yếu tố kĩ xảo, mức độ tư duy về lớp lang cài cắm, trình độ diễn xuất của các diễn viên… chúng ta chỉ đặt đối chứng mức độ con người trong phim Oppenheimer và một bộ phim tiểu sử gần đây của Việt Nam là “Em và Trịnh”. Chừng mức hai nhân vật khác nhau, bối cảnh văn hóa, xã hội, lĩnh vực đều khác nhau, nhưng nhân vật Trịnh Công Sơn trong phim “Em và Trịnh” thấy rõ là kịch. Nhân vật ấy nhờ nhờ theo những ghi chép tản mạn và vẫn không mang một mảy may bụi trần. Nó như một câu chuyện huyền thoại chứ không phải là câu chuyện đời về một con người đã từng sống. Đó chỉ là một trong vô vàn ví dụ về việc nhân vật “chết” ngay trước khi ra mắt công chúng của điện ảnh Việt.

Quay lại với Oppenheimer, sau khi xem xong bộ phim, đa số khán giả sẽ về nhà và tiếp tục tìm hiểu thông tin về cá nhân ông cũng như dự án Manhattan, thậm chí bối cảnh lịch sử thế giới lúc đó. Điều này là lợi tức kép của một bộ phim tiểu sử. Nó không chỉ mang lại doanh số khủng, mà bộ phim còn khơi gợi tình cảm của người đang sống với người đã khuất, cùng với cả những ham thích tìm hiểu về giai đoạn lịch sử lúc ấy.

Tất nhiên, như đã nói, trình độ và kỹ thuật làm phim của Việt Nam so với Hollywood thì vẫn một trời một vực. Nhưng những người làm phim không phải chỉ xem phim rồi xuýt xoa mà không thấy những bài học ở trong đấy.

Kể một câu chuyện lịch sử hay bằng điện ảnh, đôi khi, nó có tác dụng không kém việc đưa cuốn sách về lịch sử bắt học sinh, sinh viên học. Và đó là nhiệm vụ của những người làm phim!

MỸ ANH

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

“Buy me a coffee”

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.