Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vụ học sinh bị làm công nhân:

Vạch trần thủ đoạn ép học sinh khai khống tuổi để đưa vào nhà máy hòng trục lợi

MINH KHÔI

Làm thế nào các cháu học sinh 16 tuổi vẫn có thể vào làm việc tại nhiều công ty lớn và tăng ca, làm đêm như… người lớn mà không bị phát hiện? Đi tìm câu trả lời đó, chúng tôi phát hiện những thủ đoạn hết sức tinh vi.

Bắt học sinh khai tăng 3 tuổi

Rất nhiều học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn phản ánh bị Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu và các công ty cung ứng khác yêu cầu khai khống tuổi với nhà tuyển dụng.

Một nữ học sinh cho biết, đầu tháng 8/2023, có khoảng 30 cháu được đưa từ Thái Nguyên sang Bắc Ninh phỏng vấn. “Gần tới công ty, chị Hạnh (Giám đốc Công ty Toàn Cầu) phát bản photocopy căn cước công dân, thấy tên cháu lại sửa năm sinh là 2004 (thực tế cháu sinh năm 2007 – PV). Ai cũng bị sửa năm sinh như vậy, còn các thông tin khác và ảnh là như cũ”.

Vạch trần thủ đoạn ép học sinh khai khống tuổi để đưa vào nhà máy hòng trục lợi

Học sinh phải viết cam kết báo với công ty là sinh năm 2004, trong khi thực tế các cháu sinh năm 2007 - Ảnh: NVCC

“Cô dặn là nếu người ta hỏi thì bảo sinh năm 2004”, cháu học sinh nói.

Cháu H.B.K (nam, sinh năm 2007) kể: “Ban đầu họ đưa cho chúng cháu một cái căn cước của người khác sinh năm 2003, nhưng sau đến công ty người ta thu lại, đưa tờ căn cước photocopy của bọn cháu, mọi thông tin giữ nguyên nhưng bị sửa ngày sinh thành 12/1/2005. Công ty tuyển dụng không phát hiện ra. Tất cả các bạn đều như vậy. Vì công ty đó không nhận tuổi dưới 18, thành ra họ phải nâng tuổi chúng cháu lên”. K. tiết lộ, tình trạng này xảy ra từ lúc các cháu ở Thái Nguyên.

Theo tư liệu điều tra, phóng viên tiếp cận được ảnh chụp bản cam kết thực hiện quy định về kỳ thực tập trải nghiệm doanh nghiệp mà đơn vị cung ứng yêu cầu các cháu học sinh ký. Theo đó, học sinh phải cam kết với Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Minh Quang Electronic Việt Nam (một đơn vị cung ứng lao động từng thừa nhận “mua” các cháu học sinh với giá 200 nghìn đồng/cháu từ người môi giới để đưa đi làm) nội dung: “Đồng ý báo với công ty là sinh năm 2004”.

Một học sinh khác, cháu L.V.A. lại nhận được bản căn cước công dân mới và phát hiện ra là mình bị đổi năm sinh thành 2005, các thông tin khác giữ nguyên. Trong lúc, căn cước công dân chính thức của cháu là sinh năm 2007.

Vạch trần thủ đoạn ép học sinh khai khống tuổi để đưa vào nhà máy hòng trục lợi
Thông tin căn cước công dân chính thức của cháu L.V.A (phía trên) và bản căn cước công dân giả (phía dưới). Ảnh: Tư liệu điều tra của phóng viên.

Các cháu đã bị trục lợi sức lao động như thế nào?

Theo Điều 8, Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động: Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động và sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Câu hỏi đặt ra, nếu vụ việc của các cháu học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn không được Tạp chí Lao động và Công đoàn điều tra phản ánh, các cháu sẽ tiếp tục bị trục lợi sức lao động như thế nào?

Kế hoạch tổ chức thực tập cho học sinh khóa 15, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn nêu rõ mục tiêu: “Thực tập là cơ hội để học sinh có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt đông, sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy”. Nhưng thực tế theo điều tra của Tạp chí Lao động và Công đoàn, học sinh vào các nhà máy theo con đường “tiểu ngạch” và dưới dạng lao động thời vụ. Các doanh nghiệp sản xuất không biết đó là học sinh thực tập.

Vạch trần thủ đoạn ép học sinh khai khống tuổi để đưa vào nhà máy hòng trục lợi

Các cháu học sinh sau tan ca, phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ mới được xe đón về - Ảnh: NVCC

Cụ thể, Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu (đơn vị ký hợp đồng tiếp nhận học sinh thực tập với nhà trường) đã đưa các cháu về ăn, ở tại ký túc xá ở Thái Nguyên, sau đó cấp lại học sinh cho các đơn vị cung ứng lao động hoặc nhà môi giới khác. Các đơn vị này phải bỏ tiền để “mua đầu người” trước khi đưa vào làm việc tại các doanh nghiệp đối tác. Đại diện một đơn vị cung ứng tiết lộ, mỗi học sinh được “mua” với mức giá 200 nghìn đồng/cháu. Số tiền này ai sẽ hưởng lợi? Cơ quan chức năng rất cần làm rõ.

Trước khi học sinh vào làm việc tại doanh nghiệp sản xuất, các cháu có thể “qua tay” nhiều đơn vị cung ứng, hoặc nhà môi giới.

Cũng theo tiết lộ của đại diện một công ty sản xuất linh kiện điện tử (xin phép được giấu thông tin - PV), mức giá mà doanh nghiệp trả cho công ty cung ứng lao động là 26 nghìn đồng/ giờ cho “mỗi đầu người” – tức công nhân thời vụ. Còn công ty cung ứng trả cho người lao động khoảng 20-21 nghìn đồng/giờ hành chính; nếu tăng ca thì tính giá cao hơn. Điều này là đúng với thực tế bởi hôm 25/8, một công ty cung ứng lao động (Công ty TNHH Minh Quang Electronic) đã về tận Thanh Hóa trả tiền công cho các cháu học sinh, với giá 160 nghìn đồng/buổi (8 giờ làm việc, trung bình 20 nghìn đồng/giờ); tăng ca tính giá 33 nghìn đồng/giờ.

Tuy nhiên, một vấn đề cần làm rõ là khi lật lại bản hợp đồng được ký kết giữa Hiệu trưởng nhà trường và Giám đốc Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu, tại Điều 5 về “hỗ trợ trợ cấp thực tập” cho học sinh nêu: “Bên A (Công ty) hỗ trợ trợ cấp thực tập cho học sinh 3 triệu/tháng (26 ngày công, mỗi ngày làm việc 8 giờ); phụ cấp chuyên cần 500 nghìn đồng/26 ngày công”.

Như vậy, căn cứ bản hợp đồng này, giả sử các cháu học sinh được phía Công ty Toàn Cầu đưa trực tiếp vào làm việc tại các doanh nghiệp đối tác, làm đủ 26 ngày công/tháng (mỗi ngày làm 8 giờ), thì cũng chỉ được nhận tối đa 3,5 triệu đồng từ phía Công ty Toàn Cầu.

Trong khi đó, tiền công cho mỗi công nhân thời vụ theo mức sàn hiện nay là khoảng 26.000 đồng/giờ. Do đó, nếu các cháu (trong vai trò công nhân thời vụ) làm đủ 26 ngày/tháng (8 giờ/ngày), thì doanh nghiệp phải trả cho đơn vị cung ứng trên 5,4 triệu đồng.

Số tiền chênh lệch này đương nhiên sẽ vào túi Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu – đơn vị ký hợp đồng hợp tác với Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn. Và giả sử nếu không bị phanh phui, gần 200 cháu học sinh chăm chỉ làm việc, thì lợi nhuận mà Công ty Toàn Cầu thu được sau kỳ “thực tập trải nghiệm” này sẽ "khủng" thế nào?

Đây là vấn đề cần được các cơ quan chức năng liên quan điều tra làm rõ.

Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức

Dù được Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hoá) cử đi thực tập trải nghiệm nghề, song trên thực tế các ...

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên

Không những phải làm việc quá thời giờ quy định đối với lao động chưa thành niên, các cháu học sinh còn bị yêu cầu ...

Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập

Trước khi đưa học sinh đi thực tập, lãnh đạo Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn ...

Vụ học sinh làm công nhân: Mua bán “đầu người” 200 nghìn đồng/cháu Vụ học sinh làm công nhân: Mua bán “đầu người” 200 nghìn đồng/cháu

Đại diện một công ty cung ứng lao động cho biết phải “mua đầu người” (tức trả tiền công môi giới các cháu học sinh ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.