Giờ học của học sinh, vấn đề không của riêng ai
Kinh tế - Xã hội - 03/11/2022 14:54 TRẦN VĂN SỸ
Những ngày qua, dư luận xôn xao bàn tán về việc “học sinh bắt đầu vào lớp giờ nào thì phù hợp nhất”? Trên báo chính thống, người ta còn làm bảng thăm dò ý kiến bạn đọc về chuyện này xem tỷ lệ cao nhất ủng hộ phương án nào. Người thì cho là nên chọn giờ này, người thì cho là nên chọn giờ kia, ai cũng có lý của mình cả.
Chỉ có học sinh thì không thấy nêu ý kiến. Hình như người ta chẳng cần hỏi các em xem học vào giờ nào thì tốt. Người lớn cứ bàn sôi nổi về vấn đề của các em, nhưng chính các em thì lại không (hay không được) có ý kiến gì hết.
Nên lắng nghe nguyện vọng của trẻ trong việc quyết định giờ học trên lớp bắt đầu khi nào. Ảnh minh họa: vnexpress.net |
Sẽ có người bảo: Trẻ con biết gì mà hỏi! Chúng có phải là người quyết định đâu!
Dường như từ lâu, chúng ta quen với việc, trẻ em không được bàn về vấn đề của chúng. Chúng ta hình như quên mất, quyền được nói là quyền của các em, đã được minh định trong Luật pháp.
Có người bảo: Nghe chúng nó thì nghe làm sao được. Chúng nó muốn bắt đầu giờ học từ 9 giờ sáng thì cũng nghe chúng nó hay sao?
Ơ hay: Thế nhỡ người ta chứng minh được là bắt đầu vào giờ đó thì tốt nhất cho việc học hành và phát triển năng lực của các em thì sao? Sao không (ai) nghĩ về điều này, mà lại mặc nhiên thừa nhận (như chân lý hiển nhiên): Làm gì có chuyện điên rồ như thế được, học giờ đó thì ai mà đưa đón con đi học được?
Hình như cả xã hội đã rất quen thuộc trong việc giải quyết vấn đề của trẻ em theo cách của người lớn và theo nhu cầu của người lớn (nào là làm sao cho đỡ ách tắc giao thông, nào là tiện cho cha mẹ đưa đón con khi đi làm, nào là đỡ tốn thời gian của cha mẹ do phải lang thang ngoài đường, không được ở nhà khi chưa đến giờ làm việc, …; tóm lại, là toàn những lý do thuộc về nhu cầu của người lớn.
Còn trẻ em bắt đầu học vào giờ nào là tốt nhất cho các em thì người ta lại nói rất ít.
Như vậy thực ra, người lớn bàn cãi về giờ học của trẻ em vì người lớn. Người lớn thì có cả trăm hoàn cảnh các nhau. Người thì làm công chức, sáng đi tối về theo giờ hành chính; người thì làm lao động tự do, khi có việc thì làm cả đêm, khi rỗi việc thì chơi cả ngày; người thì buôn hàng chuyến đường dài, người thì kinh doanh online, … muôn người muôn vẻ.
Vì người lớn mà tìm giờ học cho trẻ em, tôi cho đó là tư duy lộn ngược! Và tất nhiên sẽ chẳng tìm ra giờ nào phù hợp cho tất cả người lớn được, vì người lớn đâu có nhất trí được với nhau về thời gian của họ, nên sẽ còn tranh cãi dài dài.
Nhưng quan trọng nhất, cũng là may mắn nhất, người lớn dù có suy nghĩ rất khác nhau nhưng luôn có thể nhất trí được với nhau một điều: Cha mẹ nào cũng sẵn sàng hy sinh vì con em của mình, sẵn sàng làm tất cả cho con em mình có được những điều kiện tốt nhất để phát triển bản thân chúng.
Thực tế là, vấn đề trẻ em bắt đầu học vào mấy giờ là tốt nhất, thì thế giới đã có câu trả lời từ lâu rồi.
Vì vậy, xin mời các nhà khoa học giáo dục hãy quên đi việc phụ huynh làm thế nào để đưa đón, làm thế nào để giải quyết ách tắc giao thông, làm thế nào cho các cháu đi học được an toàn trên đường giao thông, không lo tai nạn, không lo bị bắt cóc,... ! Đó không phải là việc của ngành Giáo dục, mà là việc của các ngành khác. Ngành Giáo dục hãy (và có nhiệm vụ phải) đưa ra một hay những khung giờ học tốt nhất cho sự phát triển của các em theo từng độ tuổi. Gia đình, nhà trường và xã hội có nghĩa vụ phải sắp xếp cho các em học theo giờ đó, khó khăn đến đâu cũng phải chấp nhận. Không nên tranh cãi thêm về điều này. Nếu giờ học của các em không phù hợp với giờ làm việc của cha mẹ, thì nhà nước và các cơ quan đơn vị phải đổi giờ làm, nếu không thì cha mẹ phải đổi việc làm, đổi chỗ làm …, tùy cơ ứng biến. Chúng ta chẳng luôn nói là “giành những gì tốt nhất” cho các em đó sao?
Chuyện xưa còn truyền lại, mẹ Mạnh Tử vì (việc học của) con mà chuyển nhà ba lần. Có lần thấy con bỏ giờ học ngang chừng về nhà, bà đang dệt lụa, cầm con dao chặt khung cửi, cắt đứt tấm lụa đang dệt. Mạnh Tử hỏi mẹ sao làm như thế, bà trả lời: “Con đang học dở buổi học mà bỏ về cũng vậy thôi”. Không có “bà chặt khung” lừng danh sử sách như thế thì chắc gì đã có thầy Mạnh Tử nổi tiếng đến giờ.
Chuyện nay có gia đình anh T.Đ.T (làm cùng tôi ở công ty trước đây) có hai con gái cùng đỗ vào Trường Đại học Harvard (Mỹ), được bao người ngưỡng mộ. Anh cho biết: Thời con anh còn học phổ thông, vợ chồng anh hầu như không được xem trọn vẹn một buổi chiếu phim trên TV. Tối bố mẹ đọc sách, để làm gương cho con (không xem TV và chơi điện tử). Sáng cùng con dậy từ 5 giờ. Chủ nhật, tôi cho con đi công viên chơi cũng gặp cả hai anh chị đi chơi cùng con. Không có cha mẹ hết lòng quan tâm và hy sinh, làm sao có con ngoan và thành đạt như thế được!
Nói chuyện xưa nay như thế, để nói một điều rằng, vì sự phát triển của con em, thì cha mẹ sẽ không quản ngại mọi khó khăn. Và tất nhiên, cho con học hành đến nơi đến chốn không hề là một việc dễ dàng!
Khó khăn thì phải khắc phục. Nhà nước, gia đình và xã hội phải cùng lo cho các em. Các nước người ta làm được, thì nước mình cũng phải làm được. Phụ huynh chỉ có nghĩa vụ cho con có mặt đúng giờ theo quy định của nhà trường, không nên bàn bạc chuyện giờ học của con! Đây là vấn đề khoa học giáo dục, là vấn đề có tính chuyên môn sâu, do cơ quan chuyên môn quyết định. Nếu bạn không thể lo đủ điều kiện cho con bạn đến trường để học đúng giờ thì bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ tối thiểu của bậc làm cha mẹ.
Đã đến lúc, khẩu hiệu “giành những gì tốt nhất cho trẻ em” cần phải được thực thi ngay.
Chúng ta chẳng lẽ không thấy buồn vì một điều đơn giản nhất, hiển nhiên nhất mà hầu như nước nào cũng làm được, nhưng ta thì không làm được là: Đảm bảo an toàn cho học sinh tự đến trường.
Hầu hết trẻ em Nhật Bản tự đi học từ sớm, không cần người lớn đưa đón. Ảnh minh học: IT |
Nhưng chúng ta còn không nêu ra là cần phải làm, thì biết bao giờ chúng ta làm được?
Trẻ em trên 5 tuổi, theo luật đã có thể tự mình sang đường, sao trẻ em 10 tuổi lại còn phải do bố mẹ đưa đi học, dù từ nhà đến trường có thể chỉ một vài cây số?
Vì sao cứ sáng ngày ra, trên mỗi con đường đều có hàng ngàn cha mẹ chở con đi học mà lại không có xe chuyên chở học sinh trên con đường ấy? Biết bao câu hỏi đó dành cho các nhà tổ chức xã hội của chúng ta!
Trẻ em không có chỗ đi, ngành Giao thông phải chịu trách nhiệm. Trẻ em ra đường không an toàn, ngành Công an phải chịu trách nhiệm! Quốc gia chưa giải quyết được vấn đề này, thì Quốc hội – nơi tập trung trí tuệ của toàn dân - phải có giải pháp, và nhất định sẽ có.
Tương lai đất nước sẽ đi đâu, bao giờ sánh vai các cường quốc năm châu, nếu hôm nay trẻ em còn chưa thể tự đi đến trường?
Các cơ quan chức năng, các chuyên gia, các nhà khoa học có trách nhiệm … hãy gác lại tranh cãi về những vấn đề chưa cần thiết, mà hãy tranh cãi để tìm giải pháp cho các em có thể tự đi đến trường.
Dù Nhà nước có thể phải tốn kém, nhưng khi vấn đề (học sinh tự đi học) này được giải quyết, sẽ tiết kiệm bao nhiêu thời gian và công sức cho các phụ huynh, để họ có thể tập trung lao động sản xuất ra biết bao của cải cho xã hội.
Ban đại diện cha mẹ học sinh: Không cần bỏ, chỉ cần làm đúng Đầu năm học, khắp nơi trên cả nước than phiền về tình trạng Ban đại diện cha mẹ học sinh đã gây sức ép, lạm ... |
Tổ chức dạy, học trực tiếp: Làm gì để học đường an toàn Thời điểm hiện nay, việc tổ chức dạy học trực tiếp cần phải từng bước, chắc chắn, phù hợp và đảm bảo an toàn phòng, ... |
Cuộc đời con trẻ và “cuộc chiến” người lớn Những em bé bị ba mẹ đem theo về thế giới bên kia trong những lúc cùng quẫn, những đứa trẻ bị biến thành “con ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 11:19
Chạy đua ra mắt xe hybrid, khách Việt tha hồ lựa chọn
Ít nhất có 6 mẫu xe hybrid sẽ ra mắt thị trường Việt Nam cuối năm nay, đến từ nhiều thương hiệu và phân khúc khác nhau.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi