Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động

Sổ tay pháp luật - MINH ANH (T.H)

Thưởng Tết là khoản tiền mà người lao động trông đợi sau một năm làm việc.

Tiền thưởng Tết không bắt buộc nhưng doanh nghiệp vẫn nên có kế hoạch

Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì các khoản thưởng không phải là khoản bắt buộc doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Đồng nghĩa, doanh nghiệp không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động. Việc có thưởng Tết cho người lao động hay không sẽ do doanh nghiệp quyết định dựa trên quy chế thưởng nội bộ bên cạnh tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc cho người lao động được biết sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện công bố công khai quy chế thưởng Tết tại nơi làm việc trước khi thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng Tết sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Ông Trần Văn Hưng - Giám đốc Nhân sự Công ty CP Nicotex (Long Biên - Hà Nội) cho biết, theo quy định, tiền thưởng Tết là không bắt buộc nhưng doanh nghiệp nên hoạch định một nguồn kinh phí để đảm bảo lương tháng 13, thưởng Tết cho người lao động, bởi sau một năm làm việc, đây là những khoản tiền mà người lao động mong đợi sau những công sức, thành quả người lao động đã bỏ ra trong một năm làm việc. Khoản tiền đó cũng là một sự ghi nhận của doanh nghiệp với công sức, sự đồng hành của người lao động.

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động
Ông Trần Văn Hưng - Giám đốc Nhân sự Công ty CP Nicotex cho biết, tiền thưởng Tết cũng là một sự ghi nhận của doanh nghiệp với công sức, sự đồng hành của người lao động. Ảnh: Nicotex

"Tại Nicotex, còn có thêm cả tháng lương thứ 14 cho người lao động. Ngoài tiền thưởng, người lao động còn được hưởng thêm phần giá trị vượt cổ tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm", ông Hưng nói.

Tiền thưởng Tết có làm căn cứ tính đóng thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội?

Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán thuộc trường hợp phải chịu thuế thu nhập cá nhân, trừ các khoản tiền thưởng được quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Theo đó, khoản tiền thưởng Tết mà người lao động được nhận phải chịu thuế TNCN theo quy định; đồng nghĩa tiền thưởng Tết sẽ được tính đóng thuế thu nhập cá nhân.

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động
Người lao động băn khoăn tiền thưởng Tết có làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa.

Cũng theo quy định tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật...

Cụ thể, Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định.

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng quà Tết cho người lao động. Ảnh: T.T/kinhtedothi

Tại tiết c2 điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Tranh luận về quy định khám sức khoẻ định kỳ với người lái xe Tranh luận về quy định khám sức khoẻ định kỳ với người lái xe

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tất cả người điều khiển phương tiện tham gia giao thông lái ...

Dự kiến tổ chức Dự kiến tổ chức "Chợ Tết Công đoàn" online cho đoàn viên, người lao động

Dự kiến dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tổ chức chương trình "Chợ Tết Công đoàn" trực tiếp ...

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình tiền lương, ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?

Pháp luật lao động -

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?

Người sử dụng lao động khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là nội dung được người lao động, người sử dụng lao động đặc biệt quan tâm.

NLĐ gặp tai nạn tại nơi làm việc, trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào?

Pháp luật lao động -

NLĐ gặp tai nạn tại nơi làm việc, trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời đối với người lao động bị tai nạn lao động.

Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không?

Pháp luật lao động -

Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không?

Câu hỏi trên là thắc mắc của độc giả, người lao động gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Người lao động vi phạm nội quy ở mức độ nào thì bị đình chỉ công việc, đuổi việc?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động vi phạm nội quy ở mức độ nào thì bị đình chỉ công việc, đuổi việc?

Đình chỉ công việc, đuổi việc (sa thải) là hai hình thức kỷ luật nặng nhất được đưa ra tại nội quy lao động.

Ban hành, sửa nội quy không tham khảo ý kiến, công ty bị xử phạt như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Ban hành, sửa nội quy không tham khảo ý kiến, công ty bị xử phạt như thế nào?

Nội quy lao động và quy trình ban hành nội quy lao động là vấn đề người sử dụng đặc biệt quan tâm.

NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc

Pháp luật lao động -

NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc

Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong các hành vi phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động công ty.

Bị trầm cảm do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp? Tôi công nhân

Bị trầm cảm do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Và cũng giống như trầm cảm, các loại bệnh liên quan đến tâm lý do áp lực công việc như rối loạn lo âu, suy nhược tâm thần, suy giảm trí nhớ… cũng đều không phải bệnh nghề nghiệp. Người lao động mắc các bệnh trên đều không được hưởng chế độ đối với bệnh nghề nghiệp.

Bị trầm cảm do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp? Tôi công nhân

Bị trầm cảm do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?

Và cũng giống như trầm cảm, các loại bệnh liên quan đến tâm lý do áp lực công việc như rối loạn lo âu, suy nhược tâm thần, suy giảm trí nhớ… cũng đều không phải bệnh nghề nghiệp. Người lao động mắc các bệnh trên đều không được hưởng chế độ đối với bệnh nghề nghiệp.

Talk Công đoàn: Những cuộc “giằng co” vì người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Những cuộc “giằng co” vì người lao động

Đồng chí Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam (tỉnh Đồng Nai) chia sẻ trong Talk Công đoàn.

10 đơn vị đứng đầu giai đoạn 1 cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội công đoàn Infographic

10 đơn vị đứng đầu giai đoạn 1 cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội công đoàn

Kết thúc giai đoạn 1 cuộc thi cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết đại hội công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động” từ 10/5/2024 đến 2/6/2024 đã có 2 164 346 lượt dự thi.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video: Đọc sách giữa biển khơi Video

Video: Đọc sách giữa biển khơi

Được mệnh danh là “Kình ngư trắng giữa biển xanh”, tàu kiểm ngư số hiệu KN-390 luôn cần khoảng 10 người thợ máy chia nhau ca kíp vận hành để bảo đảm an toàn tuyệt đối với phương châm "tàu là nhà, biển cả là quê hương". Những lúc rảnh rỗi, anh em thợ máy – thủy thủ trên tàu lại tranh thủ đọc sách. Mời các bạn xem nội dung bài viết về tàu KN-390 và anh em thủy thủ làm việc trên tàu Tại Đây.

Đọc thêm

Trường hợp nào người lao động vi phạm nội quy mà không bị xử phạt?

Pháp luật lao động -

Trường hợp nào người lao động vi phạm nội quy mà không bị xử phạt?

Độc giả của Tạp chí Lao động và Công đoàn đặt câu hỏi: Người sử dụng lao động không thông báo với người lao động nội quy làm việc, khi người lao động có vi phạm thì có được xử phạt không?

Chi tiết cách tính lương làm thêm giờ, làm tăng ca dễ hiểu nhất ở các trường hợp

Pháp luật lao động -

Chi tiết cách tính lương làm thêm giờ, làm tăng ca dễ hiểu nhất ở các trường hợp

Tính lương tăng ca đòi hỏi theo dõi nhiều hạng mục và có thể phải tính toán phức tạp ứng với từng trường hợp người lao động cụ thể.

Người lao động khởi kiện ở những trường hợp nào sẽ được miễn tạm ứng án phí và án phí?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động khởi kiện ở những trường hợp nào sẽ được miễn tạm ứng án phí và án phí?

Khi người lao động khởi kiện thì tạm ứng án phí, án phí là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Yêu cầu người lao động làm tăng ca nhưng không trả lương bị xử phạt như thế nào?

Pháp luật lao động -

Yêu cầu người lao động làm tăng ca nhưng không trả lương bị xử phạt như thế nào?

Tiền lương làm thêm giờ là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.

Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự

Pháp luật lao động -

Hướng dẫn người lao động ủy quyền cho công đoàn cơ sở tham gia tố tụng dân sự

Trong trường hợp có nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của công đoàn thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động.

Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Sổ tay pháp luật -

Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hiểu là việc người lao động hưởng quyền lợi BHTN đúng ra được nhận từ trước đó nhưng vì một số lý do nào đó mà chưa nhận hoặc chưa nhận đủ nên thực hiện truy lĩnh lại.

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ một lần?

Pháp luật lao động -

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ một lần?

Hiện tại, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) không có quy định về việc hủy thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Rút bảo hiểm xã hội một lần rồi có đóng lại được không?

Pháp luật lao động -

Rút bảo hiểm xã hội một lần rồi có đóng lại được không?

Trường hợp đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và khi đi làm ở công ty mới có được đóng lại BHXH không là mối quan tâm của nhiều người lao động.

Trường hợp nào NLĐ dừng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần ngay?

Pháp luật lao động -

Trường hợp nào NLĐ dừng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần ngay?

Có 4 trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ngay mà không phải chờ một năm sau khi chấm dứt đóng BHXH tự nguyện.

Những trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay

Pháp luật lao động -

Những trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần trong công nhân, lao động thời gian qua có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, những nội dung liên quan đến vấn đề này đang được nhiều người hết sức quan tâm.