TP.HCM: Thị trường hàng Tết bắt đầu nóng nhờ giảm giá sâu
Đời sống - 13/01/2023 16:32 PHẠM THUỶ
Thị trường hàng Tết bắt đầu nóng nhờ giảm giá sâu. Ảnh: PV |
Công nhân bị giảm giờ làm: Năm đầu tiên không có quà Tết cho gia đìnhGiá lúa tăng cao, nông dân phấn khởi đón Tết Quý MãoTết cận kề nhưng giá heo hơi có xu hướng giảm sâu |
Thị trường hàng Tết nóng dần sau hai tuần trầm lắng
Cảm nhận đầu tiên khi bước chân vào khu bánh mứt, thực phẩm khô của chợ An Đông (Quận 5) là không khí Tết đã về. Hương thơm của bánh mứt, thực phẩm khô quen thuộc của ngày Tết và tiếng chuyện trò, trao đổi của người bán, người mua tạo nên bầu không khí đặc trưng không thể lẫn vào đâu của Tết.
Tại sạp bánh mứt, đồ khô phong phú,đa dạng chủng loại, chị Kim Ngôn, tiểu thương ngành hàng bánh kẹo, đồ khô cho hay: “Năm nay bán cũng tạm được. Hy vọng tuần cuối cùng bà con đến mua đông. Đầu tháng, lượng hàng sỉ bán Tết sỉ vẫn chưa nhiều, khoảng 50% so với ngày thường. Chủ yếu bỏ cho bạn hàng từ các tỉnh – thành. Thường thì bắt đầu ngày 23 tháng Chạp lượng người mua tăng rất nhanh”.
Chuẩn bị khá đầy đủ nguồn hàng Tết từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch như: mứt dâu, mứt táo, mứt kiwi, khô bò, khô mực,… các tiểu thương chợ Bến Thành (Quận 1) cho biết chợ bắt đầu đông khách sau hai tuần trầm lắng. Các tiểu thương này hy vọng lượng khách sẽ tăng vọt từ sau ngày 20 âm, ngày 22, 23 24, khi người dân đi chợ lo sửa soạn cúng kiếng ở nhà và sửa soạn ra mộ người thân. Bà Mười, tiểu thương lâu năm của chợ Bến Thành chia sẻ: “Qua giờ khách bắt đầu tăng, còn từ đầu tháng 12 tới nay chủ yếu nhờ mối quen vẫn mua bánh mứt gửi đi nước ngoài làm quà cho người thân. Năm nay kinh tế khó khăn nên chắc buôn bán sẽ giảm chút đỉnh”.
Dự báo, sức mua sẽ tăng nhanh vào những ngày cận Tết. Nhiều nhà phân phối trong và ngoài nước đồng loạt tung các chương trình khuyến mãi khủng. Điển hình, từ đầu tháng 1/2023, gần 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thực phẩm của Liên hiệp HTX TM TP HCM (Saigon Co.op) chính thức tung 12.000 sản phẩm Tết được giảm giá từ 10 – 50%.
Kiểm soát tốt chất lượng và giá cả hàng hoá Tết
Đại diện Mega Market dự đoán sức mua năm nay tăng từ 10%-20% so với dịp tết Nguyên đán 2022 do “những khó khăn của 2 năm trước đã dần qua đi, và sau một năm làm việc chăm chỉ cùng với bao lo toan, người tiêu dùng nào cũng sẽ có tâm lý sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn với mong muốn một cái Tết đầy đủ và tươm tất”.
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm (QLATTP) TP. HCM:
Tết Nguyên đán là thời điểm người dân tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là nhóm thực phẩm thiết yếu như thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, Ban QLATTP thành lập 11 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Các nội dung kiểm tra bao gồm: điều kiện của cơ sở sản xuất thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; chất lượng, an toàn của sản phẩm thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ; đăng ký bản công bố/ tự công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo… Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra thực hiện lấy mẫu sản phẩm có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm đi kiểm nghiệm tại các cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định. Các đoàn công tác thực hiện nhiệm vụ từ ngày 19/12/2022 đến ngày 12/3/2023.
Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM:
Cục Quản lý thị trường thành phố đã và đang tiến hành kiểm tra, kiểm soát định kỳ các kế hoạch chuyên đề, kế hoạch cao điểm dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán 2023. Đồng thời chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua đó, kết quả công tác, kiểm tra trong năm 2022: số vụ kiểm tra 3.584 vụ (tăng 81,28% so với cùng kỳ năm trước), số vụ xử lý vi phạm: 2.769 vụ.
Trước Tết Nguyên đán, hàng hóa trên thị trường được lưu thông, phân phối và tiêu thụ với số lượng lớn. Thời điểm này, các đối tượng phạm pháp thường trà trộn, mua bán, đưa vào thị trường hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Để mọi người, mọi nhà đều được đón một cái Tết an toàn, vui tươi, hạnh phúc, người tiêu dùng cần sáng suốt lựa chọn những hàng hóa có nhãn mác đầy đủ, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có thông tin nhà sản xuất, nhà nhập khẩu.
Về thực phẩm, không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc hỏng. Hạn chế sử dụng bia rượu phòng tránh tình trạng ngộ độc. Thời điểm cận Tết, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục tăng cường phối hợp, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại, cũng như các hành vi vi phạm kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu và xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Ông Ngô Hồng Y – Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công thương TP HCM:
Về công tác quản lý giá cả trong dịp tết Nguyên đán 2023, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã cam kết giữ ổn định giá. Không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết. Đồng thời thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm.
Sở Công thương TP HCM tiếp tục theo dõi, đánh giá cung - cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hay gián đoạn hàng gây tăng giá đột biến. Đồng thời, Sở Công thương cũng phối hợp chặt chẽ với các hệ thống phân phối trên địa bàn, vận động chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu và các chi phi khác trong giai đoạn hiện nay để giảm áp lực tăng giá bán đến tay người dùng; đặc biệt là sản phẩm bình ổn thị trường và các mặt hàng thiết yếu khác.
Hàng Tết giảm giá sâu. Ảnh: PV |
Thị trường bất động sản: Thời điểm tốt để “săn hàng giá rẻ” thông qua M&A Thị trường bất động sản 2023 được dự đoán là chưa thể ấm lên bởi nhiều nguyên nhân như khát vốn, giảm nguồn cung, gặp ... |
Công nhân bị giảm giờ làm: Năm đầu tiên không có quà Tết cho gia đình Gần hết năm, thu nhập giảm gần nửa do không được tăng ca khiến chị Trần Thị Nghĩa - công nhân của công ty về ... |
Tỷ giá trượt về “điểm mong đợi”, Ngân hàng Nhà nước có thể bắt đầu mua vào USD Tỷ giá trên liên ngân hàng đã về ngang với mức giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước, mở khả năng có thể thực ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam
- Nữ giảng viên giàu nghị lực của Học viện Ngân hàng
- May mắn khi được sống và công tác trong “trường học hạnh phúc”