Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Tự hào cán bộ công đoàn là thủ lĩnh, gắn kết và chia sẻ với CNLĐ

Nghiên cứu - TRƯƠNG THỊ NỤ - Viện Công nhân và Công đoàn

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần XII xác định tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm với công việc, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công đoàn có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tự hào cán bộ công đoàn là thủ lĩnh, gắn kết và chia sẻ với CNLĐ
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2018-2023. Nguồn: baochinhphu.vn

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn

Nhiều công đoàn ngành, LĐLĐ địa phương đã xây dựng và thực hiện về giải pháp “Lựa chọn đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở thực sự là thủ lĩnh của đoàn viên, người lao động (NLĐ)”; trong đó, xây dựng tiêu chí để định hướng cho đoàn viên lựa chọn, giới thiệu và bầu chủ tịch công đoàn cơ sở với các yêu cầu am hiểu pháp luật, có khả năng quy tụ, tập hợp NLĐ, có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, phương pháp mềm dẻo, linh hoạt được đa số đoàn viên tín nhiệm; có khả năng tập hợp, thu hút lực lượng công nhân lao động (CNLĐ), đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, NLĐ...

Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết NLĐ. Người đứng đầu tổ chức Công đoàn phải có uy tín cao, am hiểu sâu sắc và có kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng, nhất là vận động công nhân, NLĐ và chủ doanh nghiệp.

Theo thống kê của 83/83 đơn vị, tính đến 31/5/2020, cả nước hiện có 1.023.044 cán bộ công đoàn không chuyên trách, trong đó: Cấp tỉnh thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: có 838 người, chiếm 0,08%; Cấp trên trực tiếp cơ sở 30.875 người, chiếm 3,02%; trong đó, LĐLĐ cấp huyện 11.564 người; công đoàn ngành địa phương 5.564 người; công đoàn tổng công ty và cấp trên trực tiếp cơ sở khác 12.836 người; Cấp công đoàn cơ sở: 991.331 người, chiếm 96,9%. Từ 2011 đến 2020, đã có 5.620 cán bộ công đoàn được đào tạo trình độ đại học công đoàn, 15.297 cán bộ công đoàn được đào tạo trình độ đại học phần công đoàn và 3.375.111 lượt cán bộ công đoàn được bồi dưỡng ngắn hạn nghiệp vụ về công tác công đoàn.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ công đoàn có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, phần lớn được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát, có bản lĩnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, có tinh thần đổi mới, thích nghi với điều kiện tổ chức và hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tự hào cán bộ công đoàn là thủ lĩnh, gắn kết và chia sẻ với CNLĐ
Cán bộ Công đoàn Dệt May Thành Công sắp xếp, đóng gói thực phẩm hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Nguồn: vinatex.com.vn

Để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, Tổng Liên đoàn đào tạo 6 khóa chuyên gia - giảng viên về TƯLĐTT với 180 cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở, qua đó, đảm bảo 100% các địa phương, đơn vị đều có chuyên gia - giảng viên về TƯLĐTT. Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn cũng quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia thương lượng tập thể về tiền lương, tổ chức 18 lớp tập huấn cho 500 cán bộ công đoàn từ cơ sở trở lên trong giai đoạn 2021 - 2023.

Đồng thời, Tổng Liên đoàn định kỳ tổ chức bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung thông tin, kiến thức, kỹ năng theo chuyên đề dành cho đội ngũ chuyên gia - giảng viên. Đội ngũ chuyên gia - giảng viên đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp tại địa phương, đơn vị về kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng bộ tài liệu, giáo trình tập huấn dành cho hoạt động đào tạo cho cán bộ chuyên trách công đoàn. Tổng Liên đoàn đã xây dựng và ban hành Cẩm nang thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện TƯLĐTT dành cho CĐCS tới các cấp công đoàn.

Nhằm bổ sung, nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ tư vấn pháp luật công đoàn, Tổng Liên đoàn đã tổ chức hoạt động mạng lưới các Trung tâm, Văn phòng, Tổ tư vấn pháp luật; hằng năm tổ chức từ 02 đến 03 lớp đào tạo cơ bản và chuyên sâu nghiệp vụ tham gia giải quyết các vụ án lao động tại tòa án cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý của các Trung tâm, Văn phong, tổ tư vấn pháp luật; xây dựng, phổ biến Cẩm nang Công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng giải quyết các vụ án tranh chấp lao động, xây dựng video clip hướng dẫn kỹ năng, quy trình một hoạt động công đoàn khởi kiện và tham gia tố tụng giải quyết các vụ án tranh chấp lao động tại Tòa án giới thiệu rộng rãi tới các cấp công đoàn.

Tự hào cán bộ công đoàn là thủ lĩnh, gắn kết và chia sẻ với CNLĐ

Cán bộ LĐLĐ TP. Cần Thơ thăm hỏi người lao động tại bữa ăn ca. Ảnh: CTV.

Thủ lĩnh, gắn kết và chia sẻ với đoàn viên

Theo báo cáo điều tra, khảo sát của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (2021) cho thấy, cán bộ CCVC đánh giá 25,0% tự hào cao và 75,0% tự hào đội ngũ cán bộ công đoàn, NLĐ đánh giá 18,5% tự hào cao và 81,5% tự hào. Lý do tự hào cán bộ công đoàn cao như vậy là: 70,3% CCVC và 73,1% NLĐ đánh giá cán bộ công đoàn “nhiệt tình, tâm huyết”; 56,8% NLĐ cho rằng cán bộ công đoàn “có bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm”, 65,8% cán bộ công đoàn “năng động, sáng tạo”, 76,9% cán bộ công đoàn “nói đi đôi với làm”. Như vậy, CCVCLĐ đánh giá cán bộ công đoàn tự hào rất cao, vì nhiệt tình, tâm huyết, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm với đoàn viên công đoàn và hoạt động công đoàn.

Theo kết quả điều tra khảo sát đề tài của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2021 về “Niềm tự hào của đoàn viên công nhân lao động đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” cho thấy CCVCLĐ đánh giá sự tự hào về cán bộ lãnh đạo quản lý đơn vị: 71,8% rất tự hào, 26,5% tự hào và 1,6% bình thường; đánh giá tự hào về cán bộ đảng viên: 58,4% rất tự hào, 39,3% tự hào và 2,3% bình thường; đánh giá tự hào về cán bộ công đoàn: 69,3% rất tự hào, 26,1% tự hào và 2,6% bình thường; cán bộ đoàn thể khác: 45,9% rất tự hào và 49,8% tự hào và 4,2% bình thường. Như vậy, CCVCLĐ đánh giá rất tự hào và tự hào cao nhất là cán bộ quản lý, sau đến cán bộ công đoàn rồi mới đến các cán bộ đoàn thể khác.

Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 và “hậu Covid”, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của nhiều đoàn viên công nhân lao động. Các cấp Công đoàn đã và đang thực hiện nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm động viên, chia sẻ khó khăn với NLĐ. Công đoàn đồng hành cùng NLĐ như: hỗ trợ tiền, quà, lắp đặt cây ATM gạo, bán hàng giảm giá, phiên chợ 0 đồng; vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ, điện, nước sinh hoạt cho đoàn viên, người lao động với số tiền hàng nghìn tỷ đồng... bước đầu hình thành cơ chế chăm lo, hỗ trợ khi số đông đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn từ nguồn tài chính công đoàn.

Tự hào cán bộ công đoàn là thủ lĩnh, gắn kết và chia sẻ với CNLĐ

LĐLĐ tỉnh Nghệ An thường xuyên tổ chức những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở. Nguồn: baonghean.vn

Điều này cho thấy, CNLĐLĐ tự hào về cán bộ công đoàn - thủ lĩnh, gắn kết và chia sẻ với đoàn viên CNLĐ. Đây cũng là yếu tố quan trọng đối với tổ chức Công đoàn trong việc tập hợp, thu hút và tạo sự tin tưởng CNVCLĐ với tổ chức.

Tài liệu tham khảo

  1. Quyết định số 643/QĐ-TLĐ ngày 22/5/2020 về chi hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
  2. Quyết định số 1921/QĐ-TLĐ ngày 12/01/2021 về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai năm 2020 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
  3. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 04/3/2010 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn giai đoạn 2010-2020”.
  4. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06a/NQ-TLĐ ngày 06/01/2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở”
    Hội thi “Cán bộ Công đoàn giỏi” đã tạo sức hút và lan tỏa sâu rộng Hội thi “Cán bộ Công đoàn giỏi” đã tạo sức hút và lan tỏa sâu rộng

    Ngày 23/7 tại Cung Thiếu nhi TP Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP tổ chức vòng chung kết, bế mạc và trao giải ...

    Thái Bình: Tuyên dương 52 cán bộ công đoàn cơ sở Thái Bình: Tuyên dương 52 cán bộ công đoàn cơ sở

    Công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Bình vừa tổ chức tuyên dương 52 cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) tiêu biểu ...

    Cán bộ công đoàn tiếp tục đổi mới, chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động Cán bộ công đoàn tiếp tục đổi mới, chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động

    Ngày 26/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu -

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Nghiên cứu -

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Nghiên cứu -

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Nghiên cứu -

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Nghiên cứu -

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghiên cứu -

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Công đoàn -

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Công đoàn -

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Nghiên cứu -

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

Hoạt động Công đoàn -

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Công đoàn -

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Hoạt động Công đoàn -

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Nghiên cứu -

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Nghiên cứu -

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.