Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Loạt phóng sự bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên:

Độc giả bất bình với thủ đoạn các công ty cung ứng lao động

HỒNG NHUNG

Từ loạt phóng sự điều tra về vấn nạn bóc lột sức lao động của trẻ em tại các KCN được đăng tải trên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bạn đọc đã thể hiện sự bất bình về vấn nạn này.
Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động

Loạt phóng sự điều tra về vấn nạn bóc lột sức lao động của trẻ em khi đăng tải trên game doi thuong cùng các nền tảng mạng xã hội khác của Tạp chí đã có hàng trăm nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt bình luận của bạn đọc. Trong hàng nghìn comment của bạn đọc gửi về có rất nhiều người lên tiếng, thể hiện góc nhìn đa chiều và cung cấp thêm nhiều thông tin đáng chú ý.

"Ở tuổi này các em nên tập trung học"

Bạn đọc Hải Bình cho rằng, do hoàn cảnh các cháu nghèo khó nên mới phải đi làm sớm, dù biết rằng không đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật nhưng vẫn “nhắm mắt” để cho các công ty cung ứng lao động dùng các “thủ thuật” khai tăng tuổi.

“Dân quê ra thành phố chỉ mong có việc làm, có tiền, không bị lừa là may rồi!”, bạn đọc tên Phạm Đại cảm thán. Theo bạn đọc này, con nhà nghèo nên chỉ cần có được một công việc là mừng lắm, nên các em chấp nhận mọi vất vả, khổ cực để kiếm được đồng tiền dắt lưng. Và muốn có càng nhiều tiền thì càng làm quần quật, ngày 10-12 tiếng, vắt kiệt sức mà làm, không dám kêu ca.

Độc giả bất bình với thủ đoạn các công ty cung ứng lao động
Lang Quang N. (SN 2008, bên phải), đang được trang bị để vào nhà máy làm việc, sáng 15/9/2023 - Ảnh: PV LĐ&CĐ

“Ngoài này các công ty toàn sử dụng lao động không đủ tuổi lao động thời vụ, nhằm trốn tránh các loại thuế. Điều này vừa gây thiệt thòi cho công nhân chính thức, vừa bóc lột sức lao động của các em tuổi vị thành niên”, bạn đọc Quan Dư nêu quan điểm.

Bạn đọc có nickname Đạt Mon thì conment trên kênh TikTok Lao động và Công đoàn: “Làm thì làm được, nhưng vào công ty các em bị ép sản lượng và ép tăng ca quá khả năng nên đã có nhiều em không chịu được đã ngất tại công ty”. Bạn đọc này không đồng tình với việc các em đang ở tuổi ăn tuổi học lại bị "bán" sức lao động trong nhà máy, “học chẳng tốt hơn sao?”.

Bất bình với những “cò ăn chặn”

Độc giả Mạnh Dũng cho rằng, các em đang khát khao có việc nên khi được nhận vào làm thì chỉ tốt ở thời điểm đó nhưng sau thì sẽ là "miếng mồi béo bở" cho các nhà cung ứng.

Còn chị Hương Lan bày tỏ nỗi bức xúc trước hiện trạng các đơn vị cung ứng – nhà thầu đưa trẻ em vào các nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao rẻ mạt, thực chất là bóc lột sức lao động của các em chưa đủ 18 tuổi.

“Làm cả tháng, ngày nào cũng từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mà cuối tháng lĩnh không nổi 6 triệu đồng, bởi vì bị đám ‘cò’ kia ăn chặn”, chị Hương Lan nhận định.

Chung bức xúc này, bạn đọc tên Hữu Nghĩa phân tích thêm: “Đã ăn chênh lệch 5.000 - 7.000 đồng/1 tiếng của người ta rồi, đến lúc nghỉ vẫn trừ 30% lương, thậm chí, nhiều nhà thầu còn dọa nạt kiểu dân xã hội nữa!”.

Thậm chí, độc giả có nickname Trại gà H'mông bản địa còn cung cấp thông tin: “Trước có bé làm cùng mới 14 tuổi, đi làm bị đơn vị cung ứng ăn chặn hết lương, làm cả tháng nó trừ hết, em nhận được có hơn 3 triệu đồng”.

Cũng có những độc giả ủng hộ việc để trẻ tuổi vị thành niên đi làm để phụ giúp kinh tế gia đình. Tuy nhiên, khi đối diện với những phản ứng của các độc giả khác thì những ý kiến ủng hộ này cũng không thể bảo vệ quan điểm của mình. Ví dụ, độc giả Nguyễn Văn Cường thẳng thắn nêu quan điểm: “Thế em hỏi bác nhé! Các cháu nhỏ vào làm, ví dụ có vấn đề gì về tai nạn lao động ai chịu trách nhiệm cho các em đó? Công ty hay các đơn vị cung ứng lao động?” Chắc chắn là không, người chịu thiệt thòi chính là các em”.

Vi phạm pháp luật là quá rõ

Độc giả Mạnh TN thẳng thắn nêu quan điểm: "Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động và không phải lao động trước tuổi, như vậy theo tôi các nhà tuyển dụng đã làm trái quy định của pháp luật”.

Độc giả bất bình với thủ đoạn các công ty cung ứng lao động
Hình ảnh căn cước công dân gốc và bản sao đã được chỉnh sửa năm sinh tăng thêm 4 tuổi - Ảnh: NVCC

“Các công ty cung ứng làm giả giấy tờ, khai man tuổi cho các em cũng là tội. Nếu vi phạm nhiều có thể khởi tố hình sự, kể cả phòng công chứng. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ”, độc giả Bắc Giang phân tích thêm.

Rất nhiều độc giả bất bình với những việc làm trái pháp luật của các công ty cung ứng, làm giả giấy tờ, ăn chặn tiền lương của các em và rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra làm rõ vụ việc, xử lý đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật.

Ngay sau loạt phóng sự điều tra về vấn nạn bóc lột sức lao động của trẻ em tại các KCN tỉnh Bắc Ninh được đăng tải trên Tạp chí Lao động và Công đoàn, ngày 30/10/2023, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã gửi Công văn số 4046 đến các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh yêu cầu rà soát, chấn chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động. Công văn có nêu:

Yêu cầu các doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuê lại lao động tại Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 58 Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 14, Điều 31 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể:

1. Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 53, Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Chỉ được cho thuê lại lao động làm các công việc theo danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

3. Giao kết hợp đồng cho thuê lại lao động đảm bảo đúng quy định tại điều 55, Bộ luật Lao động năm 2019. Nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động gồm có nội dung sau:

....

- Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

- Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động, đặc biệt là lao động thuê lại.

- Tuân thủ quy định tại Điều 14, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ “Người lao động thuê lại là thanh niên, từ đủ 18 tuổi trở lên).

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm… Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ...

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc

Sau loạt phóng sự điều tra “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn, Sở Lao động ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng? Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.