Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động
Phóng sự điều tra - 26/08/2023 18:35 Hồng Minh
Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức |
Bắt đầu từ ngày 22/8/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự điều tra về tình trạng các em học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa) "mang tiếng" được Nhà trường cử đi thực tập trải nghiệm nhưng lại bị ép chạy sản lượng, tăng ca, làm đêm như một công nhân thực thụ đến kiệt sức.
Cụ thể, theo chương trình đào tạo, tháng 7/2023, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn cử học sinh khoá 15 đi thực tập trải nghiệm tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị tiếp nhận học sinh thực tập là Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu (có địa chỉ tại TP Bắc Ninh) theo bản hợp đồng được ký kết với Nhà trường. Thời gian thực tập dự kiến kéo dài 3 tháng.
Tuy nhiên, thay vì bố trí nơi thực tập cho các cháu, phía Công ty Toàn Cầu lại thông qua các công ty cung ứng lao động, đưa các cháu học sinh đi làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử dựa theo nhu cầu của các doanh nghiệp này. Và, đương nhiên không có một chương trình thực tập sản xuất nào dành cho học sinh như kế hoạch và cam kết của nhà trường trước đó.
Phụ huynh vượt hàng trăm cây số để đón các cháu học sinh khóa 15, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn về, chấm dứt sớm kỳ thực tập - Ảnh: NVCC |
Theo phản ánh của các cháu học sinh, nhiều hôm bị ép chạy sản lượng, các cháu phải làm ngày 9-10 tiếng/ngày, 40-45 tiếng/tuần, khiến sức khỏe suy giảm.
Đón đọc loạt bài điều tra này, rất nhiều độc giả đã đồng tình với nội dung phản ánh của tác giả, đánh giá đây là thực trạng chung của nhiều trường dạy nghề hiện nay.
"Tôi năm ngoái tôi đi thực tập làm gấp đôi công nhân cũ mà lương chỉ được tính 1/3 ngày, làm 12 tiếng, không được ăn đêm, đến 12 giờ trưa hôm sau mới được ăn cơm", độc giả có địa chỉ email [email protected] phản ánh.
"3 tháng thực tập tại một công ty lớn ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là một trải nghiệm nhớ đời đối với tôi. Đang 53 kg, khi về nhà tôi còn 46 kg, bố mẹ xót xa", độc giả Mạnh Hà chia sẻ.
Nội dung độc giả phản ánh nhiều nhất là tình trạng "học một đằng, thực tập một nẻo" ở không ít trường dạy nghề hiện nay. Cụ thể: học cơ khí mà lại thực tập làm nhà bạt trồng rau rồi đi rửa khay rau (độc giả Vũ Trọng Sơn); học hàn nhưng thực tập làm điện nước (độc giả Lê Hiệp); học Công nghệ thông tin, Cơ khí lại phân công trải nghiệm nghề sản xuất dây điện ô tô (độc giả Công Nguyễn); thậm chí, độc giả Quang Khải còn phản ánh, một trường dạy nghề ở Bắc Giang sinh viên ngành nào cũng đều được bố trí đi thực tế ngành điện tử!?...
Đáng chú ý khi độc giả Thùy Mai kể: "Thực tập thì không đúng ngành nghề, làm thì mệt, nghỉ thì trường doạ hủy kết quả học tập, bỏ về thì dọa không cho ra trường".
Cũng phản ánh tình trạng sinh viên đi thực tập công việc không hề liên quan đến chuyên ngành đào tạo, độc giả Xuân Nguyễn còn phản ánh thêm, thực tế là thế, nhưng khi ra trường thì các công ty đều đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, đây là điều rất thiệt thòi và bất lợi cho học sinh, sinh viên các trường đào tạo nghề.
Độc giả Lê Đại thì lên tiếng mạnh mẽ: "Doanh nghiệp đang lợi dụng, cấu kết với trường nghề để trục lợi trên sức lao động của các cháu. Thương các cháu quá! Cần phải tuyên truyền rộng rãi để bảo vệ các cháu học sinh, cũng là giúp nâng cao nhận thức cho xã hội và doanh nghiệp.
"Cần quý tạp chí làm rõ doanh nghiệp có vi phạm về thuê lại lao động không? Có vi phạm về an toàn vệ sinh lao động không? Có dấu hiệu trục lợi, chiếm đoạt tài sản (tiền lương) theo Bộ luật Hình sự không? Việc này xảy ra nhiều và cũng từ lâu, mong Tạp chí tìm hiểu và phản ánh chi tiết, quyết liệt hơn nữa, làm rõ ai sai đến đâu!", độc giả có địa chỉ email [email protected] bày tỏ mong muốn.
Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên Không những phải làm việc quá thời giờ quy định đối với lao động chưa thành niên, các cháu học sinh còn bị yêu cầu ... |
Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc Liên quan đến vụ việc học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đi thực tập làm công nhân, Sở Lao động – Thương binh ... |
Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập Trước khi đưa học sinh đi thực tập, lãnh đạo Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới
- Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3
- Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
- “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi