Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Lương giáo viên sẽ không còn “món nợ chỉ thấy hứa”?

QUỐC THẮNG

Nếu tính từ mốc năm 2006 - thời điểm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có lời hứa “nhà giáo sống được bằng lương”, đến nay, đã 15 năm trôi qua, với 4 thời bộ trưởng, lương giáo viên vẫn là món nợ khiến cho lãnh đạo day dứt, như lời nói của một bộ trưởng trước đây.

Tôi xin đưa ra ba thông tin sau để thấy được, đến nay, lương giáo viên vẫn là “món nợ chỉ thấy hứa”.

Năm 2019, nghiên cứu của Value Champion về lương trung bình của giáo viên phổ thông hoặc trung học ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (khu vực châu Á Thái Bình Dương và Mỹ, Pháp) cho biết lương giáo viên Việt Nam thấp nhất, đứng cuối trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ này.

Năm 2020, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập trung bình tháng của những người làm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở thời điểm đó là 7,05 triệu đồng. Trong phổ thống kê trung bình này, sẽ có những người mức lương trên 10 triệu, nghĩa là, thu nhập thực tế của nhiều giáo viên sẽ chỉ 4 - 5 triệu đồng.

Năm 2022, cả nước có trên 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành. Nhiều lãnh đạo ngành ở địa phương chỉ đích danh nguyên nhân của tình trạng này là “do lương của giáo viên chưa trang trải được cuộc sống”.

Ba thông tin trên phác họa khá đầy đủ bức tranh không mấy tươi tắn của nghề giáo. Bức tranh đó có nguyên do từ “thế khó” khiến cho lời hứa chưa thực hiện được, như đương kim Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng nói, ngành Giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ, đó là đội ngũ và tài chính của chính ngành. Bộ trưởng cũng chia sẻ là với cả hai điều này, Bộ chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất.

Tôi không cho rằng, cứ thế khó nằm ở ngoài ngành là chúng ta chấp nhận điều đó, để rồi, lời hứa bị trượt dài đến cả hàng chục năm và nhiều lần hứa, giáo viên không còn nóng lòng đợi chờ nữa. Và cũng vậy, chính sách lương, đời sống của nhà giáo không cứ bị mặc nhiên coi là nhiệm vụ của Trung ương và địa phương cứ “ngồi chờ”. Không quyết sách nào nhanh, sát thực, linh hoạt bằng quyết sách từ ngành và từ địa phương - hai cấp quản lý hiểu rõ nhất về nguồn lực con người của mình.

Tôi cũng không cho rằng, cứ vì muốn miễn, giảm học phí cho học sinh là biến ý muốn này thành lực cản của việc tăng lương cho giáo viên. Không thể làm mọi thứ trong một thời điểm. Nếu chăm chăm vào miễn, giảm học phí và hiện thực hóa nó trước khi tăng lương cho giáo viên, thì lời hứa tăng lương sẽ còn treo lơ lửng thêm do giảm nguồn thu. Không chiến lược nào khả thi khi lo xong “ngọn” rồi mới đến “gốc”. Trong lúc, chúng ta biết rõ rằng, chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc cho giáo viên phải đi trước một bước.

Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là tại sao không xem thu nhập trung bình trên đầu người của một giáo viên khu vực công theo tỉ trọng GDP như một chỉ tiêu giao cho địa phương hoặc dạng như chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh (Competitive Provincial Index - CPI) hằng năm? Khi đó, tỉnh sẽ có những giải pháp cụ thể về phúc lợi cho giáo viên hay thu hút người giỏi.

Hay một câu hỏi khác cũng cần suy nghĩ là tại sao không đặt ra vấn đề hợp tác tư - công để cùng giải bài toán? Nhìn vào một số nền giáo dục phát triển trên thế giới, không nước nào có tỷ trọng khu vực tư nhân trong quy mô giáo dục thấp như nước ta, chỉ 2,5%.

Nếu đã thực hiện những điều này, dù không có một thang đo cụ thể nào, nhưng tôi tin rằng, con số giáo viên rời khỏi ngành không đến 1.600 như năm 2022. Cũng vậy, nếu không xem đây là vấn đề cấp bách thì chúng ta khó hy vọng hiện thực hóa một cách trọn vẹn chủ trương tuyển mới 65.000 giáo viên trong giai đoạn 2022 - 2026 mà Bộ Chính trị đã phê duyệt.

Mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định sẽ ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính, sự nghiệp, thực hiện theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, Nghị quyết 29 về giáo dục. Hơn cả những bông hoa ngày Nhà giáo, vì, nếu quyết sách này được thực hiện, chúng ta hoàn toàn có thể nói, tôn vinh nghề cao quý không chỉ là những dịp như 20/11 mà thôi. Và chúng ta cũng không phải bàn về lương giáo viên vào những dịp này nữa.

Và tôi cũng tin rằng, sẽ có những giáo viên quay trở lại, trong số 1.600 người đã rời khỏi ngành.

QUỐC THẮNG

Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Lương giáo viên sẽ không còn “món nợ chỉ thấy hứa”?

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Vì trọng đạo mà… tăng lương Vì trọng đạo mà… tăng lương

Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa trả lời trên Facebook cá nhân câu hỏi của nhiều người mỗi độ ...

Ba con số thiếu chủ ngữ Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng ...

Khi quyền lựa chọn sách giáo khoa trong tay giáo viên Khi quyền lựa chọn sách giáo khoa trong tay giáo viên

Không bàn đến câu chuyện một hay nhiều bộ sách giáo khoa nữa, vì rõ ràng, chủ trương một chương trình nhiều bộ sách đã ...

Bản quyền thuộc về "Tạp chí điện tử lozaph.com", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.