Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Công nhân, người lao động ròng rã nhiều năm liền đòi nợ lương, nợ BHXH

Phóng sự điều tra - XUÂN HẬU

Dù đã nghỉ việc thời gian dài nhưng đến nay hàng trăm công nhân Công ty CP Licogi Quảng Ngãi (dưới đây gọi tắt là Công ty) vẫn chưa được trả tiền lương, trợ cấp thôi việc, Bảo hiểm xã hội (BHXH)... khiến cuộc sống họ gặp nhiều khó khăn.
Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0 Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các khu công nghiệp Công đoàn Thủ đô vận động đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Người lao động chật vật đòi tiền “mồ hôi công sức”
Công ty có trụ sở tại đường Hai Bà Trưng, TP. Quảng Ngãi. Ảnh: CC

Gian nan đi đòi nợ

Thời gian qua, hàng trăm người lao động đã nghỉ việc tại Công ty (đường Hai Bà Trưng, TP. Quảng Ngãi - thuộc Tổng công ty Licogi) phải vất vả, ngược xuôi để đi đòi nợ lương, nợ BHXH. Từ tháng 6/2017, doanh nghiệp này đã nợ các chế độ chính sách như: BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), tiền ốm đau, thai sản của toàn bộ người lao động. Đến đầu năm 2019, Công ty bắt đầu nợ lương người lao động liên tiếp trong nhiều tháng liền.

Ông Nguyễn Cao Tính (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã nghỉ việc tại Công ty gần 2 năm qua. Tuy nhiên cho đến hiện tại, ông cùng hàng trăm công nhân vẫn chưa được nhận tiền lương của doanh nghiệp nợ từ năm 2019. Ông Tính tâm sự, gần như cả tuổi trẻ đã cống hiến tại Công ty nên luôn dành cho nơi này tình cảm đặc biệt. Vậy nhưng, nhiều tháng liền bị doanh nghiệp nợ lương khiến đời sống công nhân gặp khó khăn, ai cũng phải chạy vạy, vay mượn để chi tiêu cho gia đình.

“Mỗi tháng chúng tôi được doanh nghiệp trả cho khoảng 20 đến 30% lương. Ai cũng khó khăn nhưng vì tình cảm nên chúng tôi vẫn ở lại gắn bó, tiếp tục cố gắng và cũng bởi tin vào lời hứa doanh nghiệp sẽ chi trả trong thời gian sớm nhất”, ông Tính chia sẻ.

Dần dần, Công ty khất từ tháng này qua tháng khác. Đến tháng 6/2020, công việc không có, tiền lương cũng không được nhận, ông Tính cùng nhiều người lao động xin nghỉ việc, khoản tiền nợ, các chế độ từ đó đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Cùng cảnh ngộ, ông Dương Minh Chánh (công nhân Công ty) cho biết, ông đã làm việc tại phân xưởng nhà máy gạch, thuộc công ty gần 25 năm.

"Nghỉ việc 3 năm mà đến nay Công ty chưa thanh toán tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, chúng tôi cũng không chốt được BHXH… Riêng bản thân tôi thì doanh nghiệp vẫn còn nợ gần 66 triệu đồng", ông Chánh nói.

Tính đến cuối tháng 1/2022, Công ty vẫn còn nợ người lao động 7,5 tỷ đồng tiền lương và 8,5 tỷ đồng tiền BHXH.

Bức xúc trong thời gian dài, nhiều người lao động đã kéo đến Công ty để yêu cầu giải quyết vụ việc. Vào tháng 5/2021, lãnh đạo doanh nghiệp này hứa sẽ trả dần tiền lương cho người lao động, nhưng chỉ trả 1 tháng lương rồi không trả nữa.

Hay lần gần nhất là vào ngày 24/1/2022, hàng chục người đã kéo đến trụ sở doanh nghiệp này để yêu cầu thanh toán các chế độ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, tiền BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động đã nghỉ việc.

Người lao động chật vật đòi tiền “mồ hôi công sức”
Người lao động kéo đến trụ sở Công ty để yêu cầu thanh toán các chế độ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, tiền BHXH, BHTN. Ảnh chụp vào ngày 24/1/2022). Ảnh: Trần Mai

Công đoàn hỗ trợ người lao động

Sau nhiều lần yêu cầu nhưng không được giải quyết, anh Tính, đại diện những người lao động bị nợ lương, nợ BHXH, đã “gõ cửa” LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi để mong được giải quyết.

“Chúng tôi mong muốn được Công đoàn cấp trên giúp đỡ để có thể đòi lại tiền mồ hôi công sức trong suốt thời gian qua”, anh Tính bày tỏ.

Đồng chí Trương Văn Hà – Phó Ban Chính sách Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các cán bộ Công đoàn đã tích cực trao đổi, hỗ trợ người lao động đòi quyền lợi hợp pháp, chính đáng.

Cũng theo đồng chí Hà, Công ty thuộc Tổng công ty Licogi (phường Văn Quán, quận Thanh Xuân, Hà Nội) là doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Công đoàn cơ sở của Công ty trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng, không thuộc quản lý của LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi. Dù vậy, khi tiếp cận những phản ánh của người lao động, các cán bộ Công đoàn đã có nhiều buổi làm việc với đại diện doanh nghiệp.

Thông qua các buổi làm việc, Công đoàn đã thống nhất quan điểm yêu cầu doanh nghiệp phải giải quyết đầy đủ các chế độ tiền lương, BHXH, thai sản, ốm đau cho người lao động.

“Tuy không thuộc quản lý của LĐLĐ tỉnh nhưng quyền lợi người lao động không được đảm bảo, chúng tôi vẫn vào cuộc để hỗ trợ. Từ năm 2019, LĐLĐ tỉnh đã có làm việc với Công ty. Bước đầu, doanh nghiệp đã có những cam kết để khắc phục. Trước mắt là giải quyết các chế độ chính sách cho những người lao động đã nghỉ việc”, Phó Ban Chính sách Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.

Cũng theo đồng chí Hà, ngày 24/1/2022, khi nhận thông tin người lao động kéo đến trụ sở Công ty CP Licogi Quảng Ngãi, các cán bộ Công đoàn đã có mặt để làm dịu bớt sự căng thẳng, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp giải quyết rốt ráo vấn đề nợ lương người lao động.

“Khi công nhân tập trung đông, tôi đã nhanh chóng có mặt động viên mọi người để tránh việc đòi hỏi quyền lợi nhưng lại vô tình vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức buổi làm việc với đại diện doanh nghiệp. Hiện, chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát vụ việc để hỗ trợ người lao động đòi lại những quyền lợi chính đáng của mình”, Phó Ban Chính sách Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi cho biết thêm.

Ông Nguyễn Ngọc Thiên - Giám đốc Công ty cũng thừa nhận việc doanh nghiệp đang nợ lương, nợ BHXH, các chế độ chính sách và cho biết đơn vị đang nỗ lực để giải quyết cho người lao động. "Việc chậm trễ thanh toán các khoản tiền lương, bảo hiểm… cho người lao động đã nghỉ việc là do nguồn thu những năm qua của chúng tôi sụt giảm. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết cho người lao động trong thời gian sớm nhất", ông Thiên nói.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Công nhân, người lao động “rồng rắn” xếp hàng xin giấy xác nhận khỏi Covid-19 Công nhân, người lao động “rồng rắn” xếp hàng xin giấy xác nhận khỏi Covid-19

Nhiều ngày qua, tại các trạm y tế lưu động gần khu công nghiệp thường xuyên xảy ra tình trạng tập trung đông vì công ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0 Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0

Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo ...

Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các khu công nghiệp Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các khu công nghiệp

Hiện thực hóa Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Phóng sự điều tra -

Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”

Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.

Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”

Phóng sự điều tra -

Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”

Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Phóng sự điều tra -

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Phóng sự điều tra -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Chuyên gia mách bạn “kỹ năng sinh tồn” phòng khi lũ lụt Podcast

Chuyên gia mách bạn “kỹ năng sinh tồn” phòng khi lũ lụt

TS Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai có những lời khuyên để ứng phó với tình hình lũ lụt hiện nay để đảm bảo an toàn.

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương? Tôi công nhân

Phải ngừng việc do siêu bão Yagi, người lao động có được trả lương?

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Hàng chục tuyến phố tại Hà Nội có nguy cơ ngập sâu ngày 10/9 Video

Hàng chục tuyến phố tại Hà Nội có nguy cơ ngập sâu ngày 10/9

Đọc thêm

Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”

Pháp luật lao động -

Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Công ty Igarten làm ăn ra sao trước “lùm xùm” nợ bảo hiểm xã hội?

Phóng sự điều tra -

Công ty Igarten làm ăn ra sao trước “lùm xùm” nợ bảo hiểm xã hội?

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản

Phóng sự điều tra -

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

Phóng sự điều tra -

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

Công nhân, người lao động mở tài khoản - thẻ ATM (thẻ ngân hàng ghi nợ nội địa – Debit Card, gắn với tài khoản cá nhân) có những bất cập ngay từ khâu tổ chức phát hành thẻ, khi mà họ hạ bút ký, chấp nhận những quy định mà họ không được tư vấn kỹ, cần thời gian nghiên cứu. Những chiếc thẻ ATM – tài khoản ngân hàng - ít hoặc không giao dịch, người lao động vẫn phải trả phí “oan”. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với một số luật sư và lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm làm rõ thêm vấn đề này.

Bài 4: Từ chủ thẻ thụ động đến “con nợ” tiềm tàng

Phóng sự điều tra -

Bài 4: Từ chủ thẻ thụ động đến “con nợ” tiềm tàng

Họ là những công nhân đang sở hữu “bộ sưu tập” thẻ khá lớn, từ 3 – 5 thẻ ATM, dẫu nhu cầu hiện tại chỉ sử dụng 1 – 2 thẻ. Đấy là “di sản” từ những cách phát hành đại trà từ nhà phát hành thẻ, thông qua các công ty đến người lao động. Những chiếc thẻ “dư dùng”, bỏ không đã khiến họ thành những “con nợ” tiềm tàng, bất đắc dĩ của ngân hàng, dẫu là vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng hay tiền triệu.

Từ cuộc khảo sát 500 công nhân dùng thẻ ATM: Những con số không thể làm ngơ

Phóng sự điều tra -

Từ cuộc khảo sát 500 công nhân dùng thẻ ATM: Những con số không thể làm ngơ

Nhằm mang đến những thông tin khách quan, xác thực trước thực trạng sử dụng thẻ ATM trong công nhân, lao động, nhất là họ có phải bị mất phí “oan” hay không, trong một tháng qua Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Kết quả có nhiều con số hẳn sẽ khiến nhiều người “bừng tỉnh” từ những chiếc thẻ ngân hàng tưởng đã “ngủ yên”, không dùng.

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Emagazine -

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Theo những quy định hiện hành, nếu có thẻ ngân hàng nhưng không sử dụng, khách hàng vẫn có thể tốn phí từ 50 – 60 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng mỗi năm tùy từng trường hợp và tùy loại thẻ, thậm chí khách hàng có thể kèm phí phạt thanh toán dư nợ nếu chưa trả hết nợ. Tất nhiên, bạn có càng nhiều thẻ, số tiền ấy càng lớn, có khi tốn phí tiền triệu hằng năm, cùng với những rắc rối không đáng có khác.

Cảnh báo “bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 1: Được “tặng” thẻ tín dụng, công nhân bỗng thành “con nợ”

Phóng sự điều tra -

Cảnh báo “bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 1: Được “tặng” thẻ tín dụng, công nhân bỗng thành “con nợ”

Trót nhận thêm một thẻ tín dụng của một ngân hàng khi mở tài khoản ATM, bẵng đi gần chục năm dù không sử dụng, chị X. tá hỏa khi nhận được thông báo khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7 triệu đồng.

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Pháp luật lao động -

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Phóng sự điều tra -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.