Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Đi làm Tết Dương lịch được hưởng lương thế nào?

Pháp luật lao động - MINH ANH (T.H)

Nhiều người lao động chọn đi làm vào dịp Tết Dương lịch để tăng thêm thu nhập. Vậy đi làm vào những ngày này, người lao động sẽ được hưởng lương như thế nào?

Có thể được trả ít nhất 490% lương

Điều 112, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch. Trường hợp không nghỉ mà đi làm vào ngày này, người lao động sẽ được tính 2 lần lương bao gồm lương ngày nghỉ và lương làm thêm giờ khi đi làm.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đi làm ngày Tết Dương lịch được tính lương như sau:

Làm việc vào ban ngày: được trả lương làm thêm giờ bằng ít nhất 300% lương của ngày làm việc bình thường.

Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 400% lương.

Làm việc vào ban đêm: được trả lương làm thêm giờ bằng ít nhất 390% lương của ngày làm việc bình thường.

Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 490% lương.

Đi làm Tết Dương lịch được hưởng lương thế nào?

Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 490% lương. Ảnh minh họa.

Điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ ngày Tết Dương lịch

Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, việc sử dụng lao động làm thêm giờ ngày Tết Dương lịch cần có các điều kiện sau:

- Phải được sự đồng ý của người lao động;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 40 giờ trong 01 tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Theo quy định trên, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ, Tết. Công ty chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đặc biệt công ty được phép yêu cầu người lao động đi làm vào ngày Tết theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Nếu rơi vào trường hợp quy định như trên, công ty yêu cầu người lao động đi làm sẽ không vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Video: 3 khoản tiền người lao động có thể được nhận khi đi làm vào ngày Tết Dương lịch.

Bắt buộc người lao động đi làm dịp Tết Dương lịch 2024 có bị phạt?

Tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

+ Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.

- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không? Người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không?

Hiện nay, không ít người băn khoăn khi đang hưởng lương hưu mà đi làm thì có bị cắt lương hưu và các chế độ ...

Công nhân lao động hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” Công nhân lao động hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”

Ngày 5/11, tại Khu dân cư Quang Thành 4A, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Nẵng tổ ...

Bảo đảm người lao động được trả lương, thưởng Tết, thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHTN Bảo đảm người lao động được trả lương, thưởng Tết, thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHTN

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo ...

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là nội dung được người lao động, người sử dụng lao động đặc biệt quan tâm.

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời đối với người lao động bị tai nạn lao động.

Pháp luật lao động -

Câu hỏi trên là thắc mắc của độc giả, người lao động gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Sổ tay pháp luật -

Đình chỉ công việc, đuổi việc (sa thải) là hai hình thức kỷ luật nặng nhất được đưa ra tại nội quy lao động.

Sổ tay pháp luật -

Nội quy lao động và quy trình ban hành nội quy lao động là vấn đề người sử dụng đặc biệt quan tâm.

Pháp luật lao động -

Ngày 17/4/2024 vừa qua, người lao động Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh vô cùng vui mừng khi doanh nghiệp đã thanh toán 1,420 tỷ đồng tiền nợ bảo hiểm xã hội.

Video

Tại những nơi buồn vắng của "đỉnh trời" Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày, hằng tháng, hằng năm phải vật lộn sống dưới những mái nhà xập xệ với bao đêm thấp thỏm không yên. Mời quý độc giả đọc phóng sự đầy đủ

Tôi công nhân

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Talk Công đoàn

Đồng chí Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam (tỉnh Đồng Nai) chia sẻ trong Talk Công đoàn.

Infographic

Kết thúc giai đoạn 1 cuộc thi cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết đại hội công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động” từ 10/5/2024 đến 2/6/2024 đã có 2 164 346 lượt dự thi.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Tại những nơi buồn vắng của "đỉnh trời" Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày, hằng tháng, hằng năm phải vật lộn sống dưới những mái nhà xập xệ với bao đêm thấp thỏm không yên. Mời quý độc giả đọc phóng sự đầy đủ

Đọc thêm

Pháp luật lao động -

Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong các hành vi phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động công ty.

Pháp luật lao động -

Độc giả của Tạp chí Lao động và Công đoàn đặt câu hỏi: Người sử dụng lao động không thông báo với người lao động nội quy làm việc, khi người lao động có vi phạm thì có được xử phạt không?

Pháp luật lao động -

Tính lương tăng ca đòi hỏi theo dõi nhiều hạng mục và có thể phải tính toán phức tạp ứng với từng trường hợp người lao động cụ thể.

Sổ tay pháp luật -

Khi người lao động khởi kiện thì tạm ứng án phí, án phí là vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Pháp luật lao động -

Tiền lương làm thêm giờ là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.

Pháp luật lao động -

Trong trường hợp có nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của công đoàn thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động.

Pháp luật lao động -

Trong danh sách 18 công nhân bị ảnh hưởng của sự cố sạt lở khiến 7 người thương vong do UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cung cấp, có 2 người sinh năm 2007, tức là mới 17 tuổi.

Phóng sự điều tra -

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Hiện tại, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) không có quy định về việc hủy thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Pháp luật lao động -

Trường hợp đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và khi đi làm ở công ty mới có được đóng lại BHXH không là mối quan tâm của nhiều người lao động.