Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Đời sống - Ý YÊN

Chị Hiền, cư dân Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bức xúc vì thỉnh thoảng lại phải “cuốc bộ” cả chục tầng do thang máy trục trặc. Nhưng điều đáng nói là dù cư dân có nói mãi thì câu chuyện vẫn chưa được giải quyết.
Hiểm hoạ trong khu nhà ở xã hội: Công nhân bất an vì thang máy liên tục gặp sự cố Hiểm họa trong khu nhà ở xã hội: Hàng loạt thang máy hết hạn kiểm định Thang máy hư, công nhân đi cầu thang bộ 15 tầng: Vẫn đang chờ... "xin ý kiến"!

Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty Panasonic cùng gia đình nhiều năm thuê căn hộ tại toà CT1A, Khu nhà ở công nhân Kim Chung. Khi được hỏi về mong muốn lúc này, chị nói hai điều: Một là mức giá thuê “phù hợp hơn so với thu nhập”; hai là sửa chữa triệt để hệ thống thang máy.

“Thang máy của toà nhà hiện tại bị trục trặc, thường xuyên bị hỏng, việc đi lại hết sức nan giải”, chị nói.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Chị Nguyễn Thị Hiền, công nhân Công ty Panasonic chia sẻ tại Toạ đàm “Chỗ ở cho công nhân – từ thực tiễn đến chính sách” - Ảnh: Ngọc Tú

Câu chuyện thang máy khu nhà này liên tục gặp sự cố đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh từ năm 2021 song đến nay tình hình vẫn vậy. Còn nhớ tháng 2/2022, ông Phạm Hoàng Hải – Phó Giám đốc Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) – đơn vị quản lý khu nhà giải thích do quy trình, thủ tục quản lý vận hành phức tạp nên đơn vị khó khắc phục.

Đến nỗi, khi 2 chiếc thang máy toà nhà CT1A hỏng, bộ phận kỹ thuật chỉ còn biết cho ngừng hoạt động vô thời hạn để tiếp tục chờ… “xin ý kiến”.

Khu nhà ở công nhân Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) được xây dựng trên diện tích 20 héc-ta, bao gồm 28 đơn nguyên nhà. Trong đó, có 24 đơn nguyên nhà cao 5 tầng (với 1.084 căn hộ phục vụ 9.168 chỗ ở thuê); 4 đơn nguyên nhà cao 15 tầng (với 448 căn hộ phục vụ 2.352 chỗ ở thuê).

Nhà CT1 có 224 căn hộ phục vụ hộ gia đình với 896 chỗ ở; nhà CT2, CT3 có 224 căn hộ phục vụ công nhân độc thân với 1456 chỗ ở. Hiện khu nhà ở có khoảng 9.000 công nhân đang sinh sống, tỷ lệ lấp đầy khu nhà ở đạt khoảng 80%.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) - Ảnh: Ý Yên

Sáng nay (6/8/2023), tại toạ đàm “Chỗ ở cho công nhân – từ thực tiễn đến chính sách”, câu chuyện về thang máy toà CT1A một lần nữa trở thành chủ đề nóng, như một minh chứng cho sự bất cập trong quản lý, sửa chữa cơ sở vật chất tại khu nhà ở công nhân Kim Chung.

Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội nói rằng vấn đề thang máy “là hậu quả của việc thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân”.

“Đề án đầu tiên là xây nhà ở cho công nhân để cho các khu công nghiệp – chế xuất mua lại, cho công nhân thuê. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài khi vào khảo sát thì thấy đề án không đáp ứng được tiêu chuẩn của họ, cho nên họ không mua và thành phố chuyển sang hình thức cho công nhân thuê”, ông Dũng nói và cho biết từ thiết kế, thi công, đầu tư khu nhà có rất nhiều vấn đề, và thang máy ở CT1A chỉ là một trong số đó.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Ông Bùi Quốc Dũng, Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội - Ảnh: Ngọc Tú

Cụ thể hơn, ông Dũng chỉ ra rằng hố thang máy vốn được thiết kế cho một loại thang riêng nhưng khi thi công lại không nhập được loại thang này, đành phải thay bằng thang khác nhỏ hơn so với hố thang. Lúc nghiệm thu thì không có vấn đề gì nhưng qua quá trình sử dụng, thang bị rung lắc, hệ thống phụ trợ cũng bị trục trặc, hỏng nhanh chóng.

“Nó đã không đúng với tiêu chuẩn thiết kế nhưng vẫn đưa vào sử dụng cho kịp tiến độ thi công với khu thí điểm này. Đấy là cái bất cập”, ông Dũng nói thêm.

Theo ông Dũng, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đề xuất thay lại thang nhưng nguồn kinh phí lớn, cơ quan thẩm duyệt là Sở Xây dựng Hà Nội không chấp nhận. Còn khi đưa sang Sở Tài chính cũng không được duyệt tiền đầu tư.

Việc hỏng đâu sửa đấy dẫn đến trục trặc không thể khắc phục. Đấy là chưa kể việc bảo trì phải theo nhiều quy trình, từ kiểm tra, khảo sát, quy hoạch, dự toán, đến trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. “Khi phê duyệt thì rơi vào khoảng quý 3 hoặc đầu quý 4… Có tiền rồi chúng tôi mới đề xuất đơn vị thực hiện, và nếu giá cao quá thì phải tổ chức đấu thầu”, ông Dũng cho hay.

Trưởng phòng Quản lý tái định cư và Nhà xã hội đề nghị hai điều: Thứ nhất, thành phố có chính sách xử lý câu chuyện hư hỏng đột xuất, bởi đơn vị “không có để đáp ứng được ngay nguồn kinh phí sửa chữa”. Thứ hai, sắp tới khi xây dựng khu nhà ở cho công nhân thì cần đồng bộ, có tầm nhìn về mặt quy hoạch, xây dựng.

Nên làm nhà cho công nhân thuê trước khi tính chuyện bán

Theo PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP Hà Nội nhà ở cho công nhân là vấn đề bà đau đáu nhiều năm nay. Khi là đại biểu Quốc hội, bà từng đề nghị Chính phủ có quỹ làm nhà ở cho công nhân thuê, sau mới tính chuyện bán.

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy
PGS. TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP Hà Nội tại Toạ đàm sáng 6/8/2023 - Ảnh: Ngọc Tú

“Bây giờ rất nhiều công nhân làm 6-7 triệu/tháng, nuôi 2 đứa con ở Hà Nội. Làm sao đủ sống? Nhiều công nhân không có ý định bám trụ khu công nghiệp lâu dài, họ có mua nhà không?”, bà An đặt câu hỏi, đồng thời nhấn mạnh nếu không giải quyết câu chuyện nhà ở cho công nhân, họ không thể yên tâm sản xuất, ngoài ra còn liên quan nhiều vấn đề khác như: Giáo dục, an ninh trật tự,…

“Tôi cho rằng vấn đề nhà ở cho công nhân rất cấp bách hiện nay. Nhưng cần đưa ra chính sách sao cho phù hợp với túi tiền của họ. Đồng thời có chính sách hợp lý thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng tham gia… Cần phân rõ vai, Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì và công nhân lao động làm gì?”, PGS.TS Bùi Thị An nói.

Nước mắt những “đời tôm”, “phận cá” Nước mắt những “đời tôm”, “phận cá”

Nhận 2 triệu đồng sau khi cầm cố chiếc điện thoại, Mỹ nói bây giờ mình sẽ đi trả nợ. Nhưng đó chỉ là công ...

Hành trình không trọn vẹn Hành trình không trọn vẹn

Tháng 9 này, những công nhân cuối cùng của Công ty CP Ô tô 1-5 sẽ được chốt sổ bảo hiểm. Kế hoạch tổ chức ...

Những cuộc mưu cầu hạnh phúc Những cuộc mưu cầu hạnh phúc

Lò Mí Pó quyết rời thành phố ngay cả khi “ông chủ” không/chưa trả 8 triệu 850 ngàn đồng tiền công. Trong khi đó, Vừ ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Lấp lánh yêu thương dưới “mái nhà Gỗ Nguyên Phong”

Đời sống -

Lấp lánh yêu thương dưới “mái nhà Gỗ Nguyên Phong”

Hơn 22 năm qua, Công ty TNHH MTV Gỗ Nguyên Phong (viết tắt là Công ty Gỗ Nguyên Phong), ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhận hàng chục lao động nghèo, phụ nữ sống đơn thân vào làm việc. Qua đó, giúp giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, đồng thời chính người lao động có khoản thu nhập ổn định để chăm lo đời sống gia đình. Đáng chú ý, từ khi công đoàn công ty thành lập đã đồng hành cùng lãnh đạo công ty trong chăm lo cho người lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả; có nhiều hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Bùi Thị Vân Anh - nữ bác sỹ chữa lành "cửa sổ tâm hồn"

Đời sống -

Bùi Thị Vân Anh - nữ bác sỹ chữa lành "cửa sổ tâm hồn"

Qua 12 năm công tác trong ngành Y tế tỉnh Quảng Trị, bác sỹ Bùi Thị Vân Anh - Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã làm việc vì sức khỏe nhãn khoa của người bệnh và hướng tới sự tiếp cận, thụ hưởng ngày càng thuận lợi với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao trong chăm sóc mắt, khám chữa bệnh về mắt. Cùng với hiệu quả chuyên môn ngày càng cao và niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã đưa bác sỹ Bùi Thị Vân Anh đến những giải thưởng khoa học danh giá và Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Người lao động -

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói rằng, ông tôn trọng việc giáo viên làm thêm dịp hè - dù đó là công việc nào, miễn sao có thu nhập, không vi phạm pháp luật, không xấu và không làm ảnh hưởng đến chuyên môn…

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”

Đời sống -

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”

Việc hoàn thiện hạ tầng đã mở ra không gian phát triển mới, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần "ly nông bất ly hương"…

Sáng tạo để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng

Đời sống -

Sáng tạo để phục vụ tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng

Suốt nhiều năm gắn bó với ngành Lâm nghiệp, anh Nguyễn Minh Diễn - Kiểm lâm viên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị luôn tận tụy và có nhiều cống hiến trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, anh Minh Diễn dành hết tâm huyết vào những sáng kiến, giải pháp phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp

Đời sống -

Người lao động không thể ở mãi với công ty khi lương thấp

Bà Phạm Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn thẳng thắn nêu quan điểm khi phát biểu tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia”, sáng 26/5.

Talk Công đoàn: Những cuộc “giằng co” vì người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Những cuộc “giằng co” vì người lao động

Đồng chí Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam (tỉnh Đồng Nai) chia sẻ trong Talk Công đoàn.

Thay đổi nội dung hợp đồng lao động phải báo trước ít nhất 3 ngày Tôi công nhân

Thay đổi nội dung hợp đồng lao động phải báo trước ít nhất 3 ngày

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Đón xem Talk Công đoàn: Những cuộc “giằng co” vì người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Những cuộc “giằng co” vì người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 1/6 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Changshin Việt Nam (tỉnh Đồng Nai).

Thể lệ cuộc thi Sáng tạo Video clip tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Công đoàn Công đoàn số

Thể lệ cuộc thi Sáng tạo Video clip tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội Công đoàn

Giai đoạn 2 thi sáng tạo video clip dành cho tập thể của cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn" và hành động của đoàn viên, người lao động” đã bắt đầu từ 0h ngày 01/6 đến 23h ngày 20/6/2024.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Diễn đàn Nâng cao Năng suất Lao động Quốc gia năm 2024 Video

Diễn đàn Nâng cao Năng suất Lao động Quốc gia năm 2024

Sáng 26/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tham dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Đọc thêm

Anh Lê Đức Thắng - “Cây sáng kiến” của ngư dân Quảng Trị

Đời sống -

Anh Lê Đức Thắng - “Cây sáng kiến” của ngư dân Quảng Trị

Với mong muốn giúp ngư dân Quảng Trị tăng năng suất, giảm sức lao động, đồng thời bảo vệ tốt chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc, nhiều năm qua, anh Lê Đức Thắng - Phó Trưởng phòng Quản lý khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị đã không ngừng nỗ lực sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới mẻ, thiết thực, hiệu quả. Vì thế, anh được người dân miền biển thường gọi bằng cái tên thân thương, trìu mến là “cây sáng kiến” của ngư dân.

Anh Lê Văn Minh - tấm gương sáng trong ngành Điện

Đời sống -

Anh Lê Văn Minh - tấm gương sáng trong ngành Điện

Để đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phát triển, nhiều cán bộ đảng viên, công nhân viên chức tỉnh Quảng Trị đã vận dụng kiến thức vào thực tiễn, không ngừng phát huy tính sáng tạo để nâng cao tay nghề, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trở thành những cá nhân điển hình trong công tác. Trong đó, anh Lê Văn Minh, công tác tại Phòng Viễn thông và Công nghệ Thông tin - Công ty Điện lực Quảng Trị là một tấm gương sáng trong ngành điện.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động

Đời sống -

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động

Hơn 500 đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có dịp đối thoại trực tiếp với lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành để được giải đáp cụ thể những khó khăn, vướng mắc về việc làm, thu nhập, tiền lương, đời sống. Chương trình đối thoại do UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức vào ngày 22/5.

Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc”

Đời sống -

Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc”

Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có 2 nội dung quan trọng được đông đảo công nhân, viên chức, lao động chú ý liên quan đến tiền lương.

Anh Hoàng Văn Cử - người cán bộ công đoàn gương mẫu, người chỉ huy của những công trình

Đời sống -

Anh Hoàng Văn Cử - người cán bộ công đoàn gương mẫu, người chỉ huy của những công trình

Đứng giữa công trường sửa chữa, thay thế bu long, thanh giằng xà pooctich ở Trạm biến áp 110kV Đông Hà, bóng dáng của một người rắn rỏi cùng với những tiếng hô vang chắc chắn và dứt khoát đang chỉ huy, điều hành đưa mọi người vào guồng quay công việc. Đó là anh Hoàng Văn Cử - Phó Chủ tịch Công đoàn Đội quản lý vận hành Lưới điện cao thế Quảng Trị, Tổ phó Tổ Quảng lý vận hành đường dây 110kV.

Đội trưởng Nguyễn Hải Nam - người truyền lửa đam mê trong công việc

Đời sống -

Đội trưởng Nguyễn Hải Nam - người truyền lửa đam mê trong công việc

Vốn sinh ra trong gia đình trí thức ở thành phố, từ nhỏ đến lớn không phải động việc chân tay nhiều, nhưng nhìn anh xắn quần gánh bộ tó ba chân lội phăng phăng giữa nước lụt trong các đợt xử lý sự cố… anh em công nhân trẻ như được tiếp thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Anh là Nguyễn Hải Nam - Đội trưởng Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Quảng Trị, Công ty Điện lực Quảng Trị

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.